Tổng số lượt xem trang
Thứ Tư, 29 tháng 5, 2013
Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013
Ảo giác tiền tệ: Góc nhìn từ tăng lương cơ bản
Khái niệm Ảo giác tiền tệ là một lý luận của nhà kinh tế học Jonh M. Keynes trong việc chứng minh giá trị của đồng đô la và các loại đồng tiền khác. Lý luận cho rằng, chủ thể kinh tế khó có thể hoặc không thể nhận thức được giá trị thực của đồng tiền, sự tăng lên hay giảm xuống giá trị của tiền là một biến số "ẩn" khó xác định. Hầu hết các chủ thể kinh tế có khuynh hướng nhận thức được giá trị danh nghĩa của tiền mà quên đi rằng, giá trị thực tế của nó mới là quan trọng.
Trong thời lạm phát tăng cao, nhanh, người tiêu dùng cá nhân hay chủ thể kinh tế nhận thức được sự tăng lên của giá cả. Nếu người sử dụng lao động giảm tiền công một chút % nào đó trong điều kiện giá cả không thay đổi thì người làm công sẽ nhận thấy ngay. Và hậu quả của việc này sẽ đòi tăng lương. Số tiền công được trả xem như là tiền danh nghĩa.
Tuy nhiên, khi thực tế nền kinh tế có chỉ số lạm phát tăng cao, giá cả liên tục điều chỉnh tăng thì nếu tăng tiền công cho người làm công ở mức x% nào đó thì người làm công không nhận thức được giá trị thực của tiền công. Họ tin rằng, mình có nhiều tiền hơn để tiêu dùng, do vậy, họ chi tiêu mạnh tay hơn. Điều này dẫn đến lạm phát lại tăng lên. Như vậy, điều chỉnh tăng lên tiền công danh nghĩa trong thời kỳ lạm phát sẽ là tác động kích thích thêm lạm phát của nền kinh tế.
Lý luận của Keynes cho rằng, Ảo giác tiền tệ là nguyên nhân làm cho các quyết định của chủ thể kinh tế trở nên không chính xác và hành vi kinh tế của họ bị làm cho méo mó, khi đó, giá cả trở nên không linh hoạt. Cùng với lạm phát, ảo giác tiền tệ làm cho nền kinh tế rơi vào trạng thái mất cân bằng và thiếu hiệu quả.
Nhìn lại số liệu các lần tăng lương cơ bản/lương tối thiểu của Việt Nam có thể nhận thấy lý luận Ảo giác tiền tệ đã phát huy tác dụng của nó. Cả khoảng thời gian dài từ từ 1997 của thế kỷ 20 và đến 2013 của thế kỷ 21, các lần tăng lương đều rơi vào thời điểm lạm phát đã bùng phát, đặc biệt thập kỷ từ 1997 - 2006. Đó là thời kỳ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế kéo theo chi tiêu tăng, giá cả phi mã, tiền lương thực tế không hoặc chưa đáp ứng được tiêu dùng cơ bản của người lao động. Các nhà hoạch định chính sách đã cùng với Quốc hội triển khai chính sách lương cơ bản đối với người lao động. Chính sách tiền lương cơ bản đã đáp ứng tốt mong mỏi của người lao động và là thành công tốt đẹp của chính phủ lẫn Quốc hội. Tuy vậy, đó chỉ là tiền công danh nghĩa, còn tiền công thực tế chưa chắc tăng được là bao khi so sánh với chỉ số CPI.
Nhìn lại số liệu lịch sử để thấy rằng, nếu triền miên tăng tiền công thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu của người lao động. Năm 1997 - 1998, khủng hoảng tiền tệ Châu Á đã kéo đến hệ luỵ cho Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của năm 1998 chỉ đạt 4,8%. Phải đến 2004, 8 năm sau kể từ bão tiền tệ Châu Á, nền kinh tế Việt Nam mới bước vào vụ mùa, tốc độ tăng trưởng 7,7%, CPI đạt 6,5%. Năm 2004, chính phủ không tăng lương tối thiểu.
Nhìn từ 2007 đến nay, hơn 6 năm vật lộn với chính sách tài khoá - tiền tệ để ổn định nền kinh tế, chính phủ đã có nhiều lần điều chỉnh lương cơ bản, và đã kéo theo lạm phát "kinh hãi". Đến giai đoạn 2012 - 2013, cơ bản lạm phát đã ổn định và nằm trong khoảng cân bằng cho phép, vậy chăng, nên tạo ra một Ảo giác tiền tệ mới cho nền kinh tế.
Nên chú ý rằng, chính sách tiền tệ đã cơ bản làm đúng vai trò của nó là Kiềm chế lạm phát, ổn định đồng nội tệ và kích thích tăng trường. Bây giờ là thời kỳ vàng son của Chính sách tài khoá.
Trong thời lạm phát tăng cao, nhanh, người tiêu dùng cá nhân hay chủ thể kinh tế nhận thức được sự tăng lên của giá cả. Nếu người sử dụng lao động giảm tiền công một chút % nào đó trong điều kiện giá cả không thay đổi thì người làm công sẽ nhận thấy ngay. Và hậu quả của việc này sẽ đòi tăng lương. Số tiền công được trả xem như là tiền danh nghĩa.
Tuy nhiên, khi thực tế nền kinh tế có chỉ số lạm phát tăng cao, giá cả liên tục điều chỉnh tăng thì nếu tăng tiền công cho người làm công ở mức x% nào đó thì người làm công không nhận thức được giá trị thực của tiền công. Họ tin rằng, mình có nhiều tiền hơn để tiêu dùng, do vậy, họ chi tiêu mạnh tay hơn. Điều này dẫn đến lạm phát lại tăng lên. Như vậy, điều chỉnh tăng lên tiền công danh nghĩa trong thời kỳ lạm phát sẽ là tác động kích thích thêm lạm phát của nền kinh tế.
Lý luận của Keynes cho rằng, Ảo giác tiền tệ là nguyên nhân làm cho các quyết định của chủ thể kinh tế trở nên không chính xác và hành vi kinh tế của họ bị làm cho méo mó, khi đó, giá cả trở nên không linh hoạt. Cùng với lạm phát, ảo giác tiền tệ làm cho nền kinh tế rơi vào trạng thái mất cân bằng và thiếu hiệu quả.
Nhìn lại số liệu các lần tăng lương cơ bản/lương tối thiểu của Việt Nam có thể nhận thấy lý luận Ảo giác tiền tệ đã phát huy tác dụng của nó. Cả khoảng thời gian dài từ từ 1997 của thế kỷ 20 và đến 2013 của thế kỷ 21, các lần tăng lương đều rơi vào thời điểm lạm phát đã bùng phát, đặc biệt thập kỷ từ 1997 - 2006. Đó là thời kỳ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế kéo theo chi tiêu tăng, giá cả phi mã, tiền lương thực tế không hoặc chưa đáp ứng được tiêu dùng cơ bản của người lao động. Các nhà hoạch định chính sách đã cùng với Quốc hội triển khai chính sách lương cơ bản đối với người lao động. Chính sách tiền lương cơ bản đã đáp ứng tốt mong mỏi của người lao động và là thành công tốt đẹp của chính phủ lẫn Quốc hội. Tuy vậy, đó chỉ là tiền công danh nghĩa, còn tiền công thực tế chưa chắc tăng được là bao khi so sánh với chỉ số CPI.
Nhìn lại số liệu lịch sử để thấy rằng, nếu triền miên tăng tiền công thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu của người lao động. Năm 1997 - 1998, khủng hoảng tiền tệ Châu Á đã kéo đến hệ luỵ cho Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của năm 1998 chỉ đạt 4,8%. Phải đến 2004, 8 năm sau kể từ bão tiền tệ Châu Á, nền kinh tế Việt Nam mới bước vào vụ mùa, tốc độ tăng trưởng 7,7%, CPI đạt 6,5%. Năm 2004, chính phủ không tăng lương tối thiểu.
Nhìn từ 2007 đến nay, hơn 6 năm vật lộn với chính sách tài khoá - tiền tệ để ổn định nền kinh tế, chính phủ đã có nhiều lần điều chỉnh lương cơ bản, và đã kéo theo lạm phát "kinh hãi". Đến giai đoạn 2012 - 2013, cơ bản lạm phát đã ổn định và nằm trong khoảng cân bằng cho phép, vậy chăng, nên tạo ra một Ảo giác tiền tệ mới cho nền kinh tế.
Nên chú ý rằng, chính sách tiền tệ đã cơ bản làm đúng vai trò của nó là Kiềm chế lạm phát, ổn định đồng nội tệ và kích thích tăng trường. Bây giờ là thời kỳ vàng son của Chính sách tài khoá.
Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013
Hết chuyện lãi suất: Ông chủ doanh nghiệp kêu gì?
Mấy năm nay, tình trạng kinh doanh khó khăn khiến các doanh nghiệp gào thét về việc giảm lãi suất tiền vay. Quả thật, nhà điều hành chính sách cũng đã lắng nghe và dần thực hiện các bước đi để giảm lãi suất cho vay về mức phù hợp với thị trường. Đến tháng 5/2013, câu chuyện lãi suất cho vay coi như "xong phim", ngân hàng nhà nước đã thực hiện đúng theo mong mỏi của các ông chủ doanh nghiệp.
Dạo này, đọc báo thấy ít bài báo kêu "..làm ra bao nhiêu ngân hàng thu lãi hết", ".. lãi suất quá cao khiến doanh nghiệp chết ...", ... và cũng chả thấy ông chủ nào kêu nữa. Chỉ thi thoảng, lại nghe mấy ông Bất động sản than tồn hàng, nợ cao, kinh doanh kém,... Đến nay, họ than đầu ra khó khăn, kêu nhà nước hỗ trợ khai thác thị trường mới, ... Kiểu chi cũng kêu được.
Chính sách tiền tệ đã chịu nhiều sức ép đối với tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế cũng như sự tồn vong của hệ thống doanh nghiệp. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, chính sách tiền tệ, cơ bản, là công cụ để kiềm chế lạm phát và quản lý đồng nội tệ. Hay nói một cách khác, chính sách tiền tệ tác động trực tiếp đến tiêu dùng của dân cư. Trong thời kỳ giảm phát, chính sách tài khoá có tác động cực lớn lên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Dạo này, đọc báo thấy ít bài báo kêu "..làm ra bao nhiêu ngân hàng thu lãi hết", ".. lãi suất quá cao khiến doanh nghiệp chết ...", ... và cũng chả thấy ông chủ nào kêu nữa. Chỉ thi thoảng, lại nghe mấy ông Bất động sản than tồn hàng, nợ cao, kinh doanh kém,... Đến nay, họ than đầu ra khó khăn, kêu nhà nước hỗ trợ khai thác thị trường mới, ... Kiểu chi cũng kêu được.
Chính sách tiền tệ đã chịu nhiều sức ép đối với tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế cũng như sự tồn vong của hệ thống doanh nghiệp. Tuy nhiên, nên nhớ rằng, chính sách tiền tệ, cơ bản, là công cụ để kiềm chế lạm phát và quản lý đồng nội tệ. Hay nói một cách khác, chính sách tiền tệ tác động trực tiếp đến tiêu dùng của dân cư. Trong thời kỳ giảm phát, chính sách tài khoá có tác động cực lớn lên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013
Chuyện đời tôi kể
Lại đây nghe kể
Chuyện đời của tôi
Có hạt mưa rơi
Trên triền cát trắng
Những trưa hè nắng
Trốn giấc trưa nồng
Chơi với dòng sông
Với con thuyền giấy
Những ngày xưa ấy
Bố kể cho con
Những vết chân son
Giấu tìm trên cát
Ngày nay tôi kể
Câu chuyện cho con
Con nói vuông tròn
Như là cổ tích
Chuyện đời của tôi
Có hạt mưa rơi
Trên triền cát trắng
Những trưa hè nắng
Trốn giấc trưa nồng
Chơi với dòng sông
Với con thuyền giấy
Những ngày xưa ấy
Bố kể cho con
Những vết chân son
Giấu tìm trên cát
Ngày nay tôi kể
Câu chuyện cho con
Con nói vuông tròn
Như là cổ tích
Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013
Rặt rặt trong phố
Đi làm về chơi cùng hai cu con ở
sân trường, nhìn cu em lon ton chạy theo mấy con chim rặt rặt chợt thấy lại tuổi
thơ của mình. Ngày nhỏ, nhà ở khu lâm trường nên cây cối um tùm, nhiều dãy nhà
làm việc và nhà tập thể san sát. Lũ chim rặt rặt(*) thường hay về làm tổ trên
mái nhà, những góc trên chóp mái thường được chúng thích làm tổ, các khe hở giữa
rui mèn chi chít tổ chim. Một thời, tụi trẻ con trong khu tập thể hay leo trèo
tìm bắt chim non về nuôi. Tụi chim non nuôi khoảng được 2 tháng là tập bay, tụi
trẻ con gọi là ra ràng. Chim non háu ăn, từ cơm nguội cho đến châu chấu, từ nhộng
ong cho đến khoai sắn. Nhiều hôm mưa gió, lũ chim non rơi xuống nằm lăn lóc bên
vũng nước đọng, tụi trẻ con lại tìm cách đưa chúng về tổ.
Rặt rặt, lũ chim chỉ thích sống gần
vùng đô thị, chúng ít khi làm tổ trên cây. Ngày ngày chúng sà xuống sân kiếm
ăn, chúng chẳng sợ cả chó mèo. Nhiều nhà nuôi mèo để đuổi chim vì chim hay ăn
kê phơi giữa sân, nhiều đứa trẻ lên ba lên bốn cứ lon ton chạy đuổi theo lũ
chim. Cũng lạ, lũ chim dạn dĩ chẳng sợ trẻ con, vút cái là bay cách một đoạn
khoảng 5 mét, lại nhảy nhót chờ tụi trẻ đến. Mà vui, lũ trẻ con nuôi chim lớn
biết bay rồi lại thả chúng đi, nhiều con cứ quẩn quanh gần nhà để chơi với người.
Ấu thơ, tụi mình ngây thơ đến nỗi đếm rặt rặt đậu trên mái nhà con nào là của mình,
thế mà lũ trẻ chẳng bao giờ dành nhau vì mấy con chim trời.
Mình ở Hà Nội, gần nhà trẻ trường
học của con, may mà nhà trường có nhiều cây xanh, nhiều gốc xà cừ to hơn cả
vòng tay người ôm. Lũ rặt rặt thường sà xuống sân kiếm ăn từ đồ ăn của tụi trẻ
con rơi vãi trên sân trường. Mỗi sớm mai, chúng chí choé, chích chích vang cả
sân trường. Mấy người bảo vệ bảo, chả cần có đồng hồ báo thức cũng biết trời
sáng. Lũ chim đến sớm lắm, ríu rít cả ban mai cho đến chiều muộn.
Mấy hôm rồi, chợt thấy có mấy người
đặt bẫy chim rặt rặt. Một chú chim mồi đặt trong lồng để dụ lũ rặt rặt đến.
Mình thấy, hỏi bẫy chim làm gì, người ta bảo để nhắm rượu. Ôi chao, những người
hàng xóm của lũ chim chẳng thể nào hiểu nổi?! Mấy ngày đầu còn bẫy được vài con
nhưng cả tuần nay chẳng có con nào bén mảng tới cái lồng có con chim mồi. Mấy
lão còn bảo lũ chim ở đây khôn thật?! Con người, khi mà đồng loại gặp nạn ở một
nơi nào đó người ta còn thông báo cho nhau để cẩn thận mà tránh đi huống chi lũ
chim trời, sống với tự nhiên chúng trở nên nhạy cảm với con người. Hình như chúng
chỉ tin lũ trẻ con, còn người lớn, miếng ăn đã cướp mất của người lớn sự tự do
và bình yên.
Thành phố, san sát mái tôn, ngõ đi
chật hẹp, suốt ngày tiếng động cơ rầm rập lao trên phố. Người ở nhà may ra còn
có thể nghe thấy tiếng chim hót chứ đi đường thì chịu. Người ta lao đi, vội
vàng, căng thẳng chẳng còn thời gian để lắng tai nghe một tiếng hót của tự
nhiên, tiếng ríu rít của tuổi ấu thơ một thời. Đôi lúc, người ta lao đi vội vã
chỉ để đến góc hồ Hale nghe tiếng chim hót. Chơi chim, người là làm cho chim
cái lồng thật đẹp rồi nhốt chúng vào, tập cho nó hót, nó kêu rồi đem đi thi thố
với nhau. Tiếng hót của lũ chim bị cầm tù thì làm sao mà hay được. Chim trời, đồng
nghĩa với cánh bay tự do, tiếng hót vút bay giữa không gian rì rào gió và nắng.
Ai đã từng mắc võng nằm dưới bóng cây giữa trưa hè để nghe tiếng chim non chờ
chim mẹ mớm mồi thì may ra mới hiểu được tiếng của tự nhiên.
Nhà phố, may mắn thay lại ở gần
khoảng không gian xanh của trường học, ngày ngày cùng con chơi đạp xe, đá bóng ở
sân trường. Mà lạ, vì tiền, mảnh sân trường phía sau cũng đã cho thuê làm sân
chơi cầu lông, tenis hết cả, mấy ông bà to béo cứ hùng hục quật trái banh quả cầu
cho đến rã mồ hôi, nhiều khi, lại mắng chửi nhau chí choé át cả tiếng chim. Mấy
con chin rặt rặt thi thoảng sà xuống nhặt mấy mẫu vụ bánh mì là bị xua đuổi vì
người ta sợ rằng, lũ chim mang mầm bệnh virus cúm.
Người lớn, bị hãm trong một không
gian chật chội của phố thị lại bỗng thèm một mảnh vườn xanh mướt, thích tán cây
vòm lá trong sân và mở ra hội thi chim hót. Vậy nhưng, cứ có khoảng trống nào
đó có thể tận dụng được, người ta lại tụ tập vui chơi, ồn ào và bàn những chuyện
thị phi của cuộc đời. Thể thao rồi cũng chỉ để rèn luyện thể lực, đảm bảo sức
khoẻ nhưng người ta chẳng bao giờ nghĩ rằng phải tạo nên một không gian đảm bảo
sức khoẻ cho tinh thần trước.
Tôi may mắn, tự nhận là vậy, được
lớn lên giữa miền quê miền trung đầy nắng và cát. Để dựng nên được mảnh vườn
xanh hay đám rau để sống, người quê tôi đã oằn mình với hầm hập gió lào, chắt chiu
từng giọt nước để tưới cây. Quê tôi, hình như người quê ít chơi chim. Tôi thấy
bố có nuôi chim, hỏi sao bố nuôi làm gì cho vất vả, ông bảo, “nuôi vài con để
nó hót, một thời gian sau là lũ rặt rặt lại về đầy vườn thôi. Nuôi rồi thả, để
chúng được tự do với đồng loại, để vút bay tiếng hót trong sớm ban mai”
Quê miền trung, dựng được mảnh vườn
là cả một đời chắt chiu. Tôi ở thành phố, đô hội với ánh đèn màu, với náo nhiệt
xe cộ, với cả những thị phi đời người nhưng vẫn mơ về mảnh vườn xưa xanh thắm. Thắm
thiết với đất, với cây, ngày ngày tôi kiếm được niềm vui bé nhỏ với luống rau
xanh. Vợ tôi bảo, “anh đúng là nông dân thứ thiệt”. Ơ hay, tôi lớn lên từ ruộng
vườn quê nhà cơ mà. Tụi nhỏ học được nhiều điều từ cây lá, sâu rầy. Lớn lên,
mong chúng hiểu được nỗi vất vả của người nông dân, của người chăm bón trồng
cây. Hôm rồi, đang cặm cụi bắt sâu cho mấy cây cà chua, một chú chim sâu lích
chích nhảy nhót bên cạnh, cu Rơm nhìn thấy rồi nói, “chim sâu khôn lắm bố ơi,
nó chờ bố bắt sâu rồi chén no nê”. Đúng là trẻ con, ấu thơ ngày xưa chắc tôi
cũng vậy. Nói như Steve Jobs “Hãy luôn khát khao, Hãy cứ dại khờ”. Luôn khát
khao với cuộc đời của mình và dại khờ với tụi trẻ con. Cuộc sống, chỉ có thể
vui khi chơi với tuổi ấu thơ.
* Rặt rặt thuộc bộ chim sẻ, nhiều vùng gọi là sẻ
ngô; miền trung thường gọi là chim rặt rặt
Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013
Lãi suất 6%/năm cho tiền đồng: Liệu có rơi vào trạng thái Bẫy thanh khoản
Lý luận của Keynes và trường phái Keynes sau này cho rằng: Chính sách tiền tệ lỏng được thực thi thông qua biện pháp giảm lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, khi lãi suất giảm đến một mức nhất định thì người dân sẽ hành động bằng cách giữ tài sản của mình bằng tiền mặt mà không đem đi đầu tư hoặc mua chứng khoán. Khi đó, chính sách tiền tệ trở nên khó tác động đến nền kinh tế (lý thuyết Sự bất lực của tiền tệ lỏng). Keynes cho rằng, một lượng tiền cung ra trên thị trường sẽ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế và được thể hiện bằng lý luận hệ số nhân tiền. Một khi tổng cầu được kích thích bằng lượng tiền cung ra thị trường với giá rẻ thì sẽ thúc đẩy được tăng trưởng.
Bẩy thanh khoản là tình trạng các tổ chức tín dụng không huy động được vốn từ dân cư để thực hiện cho vay trở lại đối với thị trường doanh nghiệp đầu tư và tiêu dùng dân cư. Lúc đó, tình trạng thanh khoản của các ngân hàng có vấn đề. Thanh khoản kém sẽ không đủ nguồn tài chính để chi trả cho các khoản tiền gửi đến hạn khi người gửi tiền cần rút ra (gồm gốc + lãi)
Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã áp dụng khá nhiều các lý luận của Keynes khi thực thi chính sách tiền tệ và đã gặt hái được nhiều thành công tích cực. Tuy vậy, lý thuyết của Keynes cũng có mặt trái của nó đó là các hành động của chính phủ, ngân hàng trung ương chỉ tác động đến tổng cầu ngắn hạn bởi Keynes lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm trọng tâm cho các chính sách vĩ mô.
Bẩy thanh khoản là tình trạng các tổ chức tín dụng không huy động được vốn từ dân cư để thực hiện cho vay trở lại đối với thị trường doanh nghiệp đầu tư và tiêu dùng dân cư. Lúc đó, tình trạng thanh khoản của các ngân hàng có vấn đề. Thanh khoản kém sẽ không đủ nguồn tài chính để chi trả cho các khoản tiền gửi đến hạn khi người gửi tiền cần rút ra (gồm gốc + lãi)
Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã áp dụng khá nhiều các lý luận của Keynes khi thực thi chính sách tiền tệ và đã gặt hái được nhiều thành công tích cực. Tuy vậy, lý thuyết của Keynes cũng có mặt trái của nó đó là các hành động của chính phủ, ngân hàng trung ương chỉ tác động đến tổng cầu ngắn hạn bởi Keynes lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm trọng tâm cho các chính sách vĩ mô.
Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013
Thuyết cân bằng Barro - Ricardo: Sự kỳ vọng hợp lý
"... in the case where the marginal net-wealth effect of government bonds
is close to zero ... fiscal effects involving changes in the relative
amounts of tax and debt finance for a given amount of public expenditure
would have no effect on aggregate demand, interest rates, and capital
formation."
+ families act as infinitely lived dynasties because of intergenerational altruism
+ capital markets are perfect (i.e., all can borrow and lend at a single rate)
+ the path of government expenditures is fixed
Cân bằng Ricardo (Ricardian equivalence) cũng còn được gọi là Định lý cân bằng Barro-Ricardo (Barro-Ricardo equivalence theorem) là một lý thuyết kinh tế cho rằng người tiêu dùng sẽ hiểu rõ giới hạn ngân sách của chính phủ, và như vậy thời điểm thay đổi thuế suất sẽ không ảnh hưởng tới thay đổi trong tiêu dùng của họ. Theo đó, Cân bằng Ricardo cho rằng việc chính phủ chi trả cho chi tiêu của mình thông qua đi vay hay tăng thuế là không khác biệt, ảnh hưởng của hai biện pháp này lên mức cầu sẽ giống hệt nhau. nếu chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng phát hành trái phiếu, các khoản thừa kế để dành (bequests) mà các gia đình để lại cho con của họ sẽ trở nên đủ lớn để bù lại cho tăng lên của thuế sau này để trả cho các trái phiếu đó.
Vậy nên: Sẽ hiểu rằng hôm nay nhà nước đi vay thì tương lai nhà nước sẽ tăng thuế để có tiền trả nợ, nên sẽ giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm hôm nay để tương lai có tiền nộp thuế. Như thế, tuy nhà nước tăng tiêu dùng của mình, nhưng lại làm giảm tiêu dùng cá nhân, nên hiệu quả của chính sách tài chính sẽ không cao như nhà nước mong đợi. http://hoptrandinh.blogspot.com/2013/04/khi-ngao-op-cung-tien.html
Do đó, các chính phủ tăng cung tiền hiện tại đã chưa thể mang lại thành công trong ngắn hạn. Nếu bạn học kinh tế vĩ mô, bạn sẽ phải hiểu mô hình LM-IS.Hiểu mô hình này để có thể nhận định được trong các giai đoạn khác nhau của nên kinh tế, chính phủ nên Điều chỉnh chính sách hướng đến Điều tiết tổng cầu hay Điều tiết Tổng cung (Trọng cung - Trọng cầu)
+ families act as infinitely lived dynasties because of intergenerational altruism
+ capital markets are perfect (i.e., all can borrow and lend at a single rate)
+ the path of government expenditures is fixed
Cân bằng Ricardo (Ricardian equivalence) cũng còn được gọi là Định lý cân bằng Barro-Ricardo (Barro-Ricardo equivalence theorem) là một lý thuyết kinh tế cho rằng người tiêu dùng sẽ hiểu rõ giới hạn ngân sách của chính phủ, và như vậy thời điểm thay đổi thuế suất sẽ không ảnh hưởng tới thay đổi trong tiêu dùng của họ. Theo đó, Cân bằng Ricardo cho rằng việc chính phủ chi trả cho chi tiêu của mình thông qua đi vay hay tăng thuế là không khác biệt, ảnh hưởng của hai biện pháp này lên mức cầu sẽ giống hệt nhau. nếu chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng phát hành trái phiếu, các khoản thừa kế để dành (bequests) mà các gia đình để lại cho con của họ sẽ trở nên đủ lớn để bù lại cho tăng lên của thuế sau này để trả cho các trái phiếu đó.
Vậy nên: Sẽ hiểu rằng hôm nay nhà nước đi vay thì tương lai nhà nước sẽ tăng thuế để có tiền trả nợ, nên sẽ giảm tiêu dùng và tăng tiết kiệm hôm nay để tương lai có tiền nộp thuế. Như thế, tuy nhà nước tăng tiêu dùng của mình, nhưng lại làm giảm tiêu dùng cá nhân, nên hiệu quả của chính sách tài chính sẽ không cao như nhà nước mong đợi. http://hoptrandinh.blogspot.com/2013/04/khi-ngao-op-cung-tien.html
Do đó, các chính phủ tăng cung tiền hiện tại đã chưa thể mang lại thành công trong ngắn hạn. Nếu bạn học kinh tế vĩ mô, bạn sẽ phải hiểu mô hình LM-IS.Hiểu mô hình này để có thể nhận định được trong các giai đoạn khác nhau của nên kinh tế, chính phủ nên Điều chỉnh chính sách hướng đến Điều tiết tổng cầu hay Điều tiết Tổng cung (Trọng cung - Trọng cầu)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)