Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2013

Lãi suất 6%/năm cho tiền đồng: Liệu có rơi vào trạng thái Bẫy thanh khoản

Lý luận của Keynes và trường phái Keynes sau này cho rằng: Chính sách tiền tệ lỏng được thực thi thông qua biện pháp giảm lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, khi lãi suất giảm đến một mức nhất định thì người dân sẽ hành động bằng cách giữ tài sản của mình bằng tiền mặt mà không đem đi đầu tư hoặc mua chứng khoán. Khi đó, chính sách tiền tệ trở nên khó tác động đến nền kinh tế (lý thuyết Sự bất lực của tiền tệ lỏng). Keynes cho rằng, một lượng tiền cung ra trên thị trường sẽ tác động đến tổng cầu của nền kinh tế và được thể hiện bằng lý luận hệ số nhân tiền. Một khi tổng cầu được kích thích bằng lượng tiền cung ra thị trường với giá rẻ thì sẽ thúc đẩy được tăng trưởng.
Bẩy thanh khoản là tình trạng các tổ chức tín dụng không huy động được vốn từ dân cư để thực hiện cho vay trở lại đối với thị trường doanh nghiệp đầu tư và tiêu dùng dân cư. Lúc đó, tình trạng thanh khoản của các ngân hàng có vấn đề. Thanh khoản kém sẽ không đủ nguồn tài chính để chi trả cho các khoản tiền gửi đến hạn khi người gửi tiền cần rút ra (gồm gốc + lãi)
Nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã áp dụng khá nhiều các lý luận của Keynes khi thực thi chính sách tiền tệ và đã gặt hái được nhiều thành công tích cực. Tuy vậy, lý thuyết của Keynes cũng có mặt trái của nó đó là các hành động của chính phủ, ngân hàng trung ương chỉ tác động đến tổng cầu ngắn hạn bởi Keynes lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm trọng tâm cho các chính sách vĩ mô.







Không có nhận xét nào: