Khái niệm Ảo giác tiền tệ là một lý luận của nhà kinh tế học Jonh M. Keynes trong việc chứng minh giá trị của đồng đô la và các loại đồng tiền khác. Lý luận cho rằng, chủ thể kinh tế khó có thể hoặc không thể nhận thức được giá trị thực của đồng tiền, sự tăng lên hay giảm xuống giá trị của tiền là một biến số "ẩn" khó xác định. Hầu hết các chủ thể kinh tế có khuynh hướng nhận thức được giá trị danh nghĩa của tiền mà quên đi rằng, giá trị thực tế của nó mới là quan trọng.
Trong thời lạm phát tăng cao, nhanh, người tiêu dùng cá nhân hay chủ thể kinh tế nhận thức được sự tăng lên của giá cả. Nếu người sử dụng lao động giảm tiền công một chút % nào đó trong điều kiện giá cả không thay đổi thì người làm công sẽ nhận thấy ngay. Và hậu quả của việc này sẽ đòi tăng lương. Số tiền công được trả xem như là tiền danh nghĩa.
Tuy nhiên, khi thực tế nền kinh tế có chỉ số lạm phát tăng cao, giá cả liên tục điều chỉnh tăng thì nếu tăng tiền công cho người làm công ở mức x% nào đó thì người làm công không nhận thức được giá trị thực của tiền công. Họ tin rằng, mình có nhiều tiền hơn để tiêu dùng, do vậy, họ chi tiêu mạnh tay hơn. Điều này dẫn đến lạm phát lại tăng lên. Như vậy, điều chỉnh tăng lên tiền công danh nghĩa trong thời kỳ lạm phát sẽ là tác động kích thích thêm lạm phát của nền kinh tế.
Lý luận của Keynes cho rằng, Ảo giác tiền tệ là nguyên nhân làm cho các quyết định của chủ thể kinh tế trở nên không chính xác và hành vi kinh tế của họ bị làm cho méo mó, khi đó, giá cả trở nên không linh hoạt. Cùng với lạm phát, ảo giác tiền tệ làm cho nền kinh tế rơi vào trạng thái mất cân bằng và thiếu hiệu quả.
Nhìn lại số liệu các lần tăng lương cơ bản/lương tối thiểu của Việt Nam có thể nhận thấy lý luận Ảo giác tiền tệ đã phát huy tác dụng của nó. Cả khoảng thời gian dài từ từ 1997 của thế kỷ 20 và đến 2013 của thế kỷ 21, các lần tăng lương đều rơi vào thời điểm lạm phát đã bùng phát, đặc biệt thập kỷ từ 1997 - 2006. Đó là thời kỳ tăng trưởng nhanh của nền kinh tế kéo theo chi tiêu tăng, giá cả phi mã, tiền lương thực tế không hoặc chưa đáp ứng được tiêu dùng cơ bản của người lao động. Các nhà hoạch định chính sách đã cùng với Quốc hội triển khai chính sách lương cơ bản đối với người lao động. Chính sách tiền lương cơ bản đã đáp ứng tốt mong mỏi của người lao động và là thành công tốt đẹp của chính phủ lẫn Quốc hội. Tuy vậy, đó chỉ là tiền công danh nghĩa, còn tiền công thực tế chưa chắc tăng được là bao khi so sánh với chỉ số CPI.
Nhìn lại số liệu lịch sử để thấy rằng, nếu triền miên tăng tiền công thì khó có thể đáp ứng được yêu cầu của người lao động. Năm 1997 - 1998, khủng hoảng tiền tệ Châu Á đã kéo đến hệ luỵ cho Việt Nam, tốc độ tăng trưởng của năm 1998 chỉ đạt 4,8%. Phải đến 2004, 8 năm sau kể từ bão tiền tệ Châu Á, nền kinh tế Việt Nam mới bước vào vụ mùa, tốc độ tăng trưởng 7,7%, CPI đạt 6,5%. Năm 2004, chính phủ không tăng lương tối thiểu.
Nhìn từ 2007 đến nay, hơn 6 năm vật lộn với chính sách tài khoá - tiền tệ để ổn định nền kinh tế, chính phủ đã có nhiều lần điều chỉnh lương cơ bản, và đã kéo theo lạm phát "kinh hãi". Đến giai đoạn 2012 - 2013, cơ bản lạm phát đã ổn định và nằm trong khoảng cân bằng cho phép, vậy chăng, nên tạo ra một Ảo giác tiền tệ mới cho nền kinh tế.
Nên chú ý rằng, chính sách tiền tệ đã cơ bản làm đúng vai trò của nó là Kiềm chế lạm phát, ổn định đồng nội tệ và kích thích tăng trường. Bây giờ là thời kỳ vàng son của Chính sách tài khoá.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét