Tổng số lượt xem trang

14,982

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Trái phiếu chính phủ: Ai mua và để làm chi?

Có thể nói, sau 5 tháng đầu năm 2012 tín dụng có mức tăng trưởng âm. Đây quả là một kết quả mang tính hậu quả của chính sách tiền tệ thắt chặt. Một khi các ngân hàng thương mại dính đòn tâm lý sợ nợ xấu khi cho vay ra thì dòng tiền của nền kinh tế lại chạy loanh quanh giữa các ngân hàng với nhau. Tiền không đi vào sản xuất nên kết quả, tiền tạo ra tiền bởi các công cụ phái sinh của tiền.
Ngoại tệ bị xiết chặt, vàng bị ... cấm huy động, chứng khoán lình xình như người bị trúng gió, huy động tiền trên thị trường 1 bấp bênh, cho vay ra thì sợ...nợ xấu. Cánh cửa còn lại được coi là hầm trú ẩn an toàn của các ngân hàng thương mại là trái phiếu chính phủ.
Một khi trái phiếu được mua và được coi như một tài sản bảo đảm cho các giao dịch vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại cũng như giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, hiển nhiên, trái phiếu trở thành tiền tệ. Đây được coi là giải pháp tiền tệ hóa chức năng của trái phiếu chính phủ.
Hầu hết, các tổ chức tín dụng coi trái phiếu như là một tài sản bảo đảm cho thanh khoản. Khi cần, có thể mang lượng trái phiếu nắm giữ để chiết khấu/bán lại với ngân hàng trung ương. Hẳn nhiên, tiền được cung ra cho ngân hàng thương mại qua hoạt động này, do vậy, lượng cung tiền M2 được tăng lên.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Chính sách tài khóa: Định hướng nào cho nền kinh tế

Trước áp lực tổng cầu nền kinh tế giảm bởi chính sách tiền tệ được vận hành bằng biện pháp "hành chính và thủ công"để cắt cơn lạm phát, chính sách tài khóa dường như lạc nhịp.
Chỉ mới tháng 4 và tháng 5, khi hàng loạt doanh nghiệp kêu gào thấu trời vì mần ăn bi đát thì chính sách tài khóa đã bước đầu nới lỏng và dường như nó chưa thể hiện được dấu hiệu của một công cụ đắc lực cho việc kiềm chế lạm phát.
Chính sách tài khóa thể hiện ở mức chi tiêu của chính phủ đối với ngân sách thu được.

Lãi suất: Chỉnh theo lạm phát cơ bản hay CPI

Cuối cùng thì kỳ vọng bao năm nay của nhà điều hành chính sách đã đạt được ước muốn. Lạm phát đã giảm xuống một con số, đạt 8%. Đây là một con số đáng mừng và là thành quả của chính sách vĩ mô trong kiềm chế con bệnh nền kinh tế. Tuy nhiên, kéo theo thành quả này là hậu quả của suy giảm tăng trưởng kinh tế, gần 5 tháng đầu năm 2012, nền kinh tế tăng trưởng chỉ đạt 4%.
Thông thường, có 2 cách đo chỉ số lạm phát của nền kinh tế, gồm CPI chung và core CPI (chỉ số CPI cơ bản/lõi). Core CPI khác CPI chung ở điểm nó đã loại trừ giá của các hàng hóa có tính biến động giá mạnh như năng lượng và thực phẩm.
Thực tế, core CPI dường như có chỉ số thấp hơn CPI chung. Chỉ số CPI được thống kê hàng tháng và nó biến động theo "cơn sóng" của các mặt hàng trong rổ hàng hóa tính giá. Cụ thể, giá dầu thế giới luôn tác động đến giá xăng dầu tại Việt Nam, CPI cứ nhảy nhót lung tung beng lên cả.
Lãi suất ngân hàng nên được áp dụng theo chỉ số CPI cơ bản hay CPI chung?
Để ổn định nền kinh tế trong dài hạn thì nên áp dụng lãi suất kỳ vọng theo CPI cơ bản.
Để "bình định" biến động đột ngột của nền kinh tế thì lãi suất cần áp theo CPI chung.
Tuy nhiên, lãi suất đưa ra chính là kỳ vọng của các nhà làm chính sách trong việc ước lượng mức độ lạm phát và tăng trưởng. Lạm phát và tăng trưởng là bộ đôi song hành, anh em họ hàng với bác lãi suất.


Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Sự ổn định của nền kinh tế

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt đã và đang phát huy hiệu quả và cả hậu quả của nó:
Hiệu quả khi kiềm chế được lạm phát và đánh tụt chỉ số làm phát xuống mức kỳ vọng.
Hậu quả là nền kinh tế rơi vào đình đốn thể hiện bởi tổng cầu giảm. Giới doanh nghiệp, buôn bán kêu rầm trời.
Câu hỏi đặt ra: Tổng cầu giảm đến mức nào là vừa cho nền kinh tế? Hay điểm cân bằng nào cho việc kiềm chế lạm phát và tăng trưởng?
Hầu hết các nước đang phát triển, lạm phát bao giờ cũng song hành với tăng trưởng. Tại Việt Nam, căn nguyên của lạm phát vẫn là lượng cung tiền cho nền kinh tế đã quá nhiều trong nhiều năm, do vậy, đẩy tổng cầu kỳ vọng lên cao.
Vậy, lượng cung tiền là bao nhiêu là hợp lý?

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Chuyện đường

Chuyến đi xuyên đêm để về quê đi qua vùng núi phía Tây Quảng Bình lần này quả ... bất ngờ. Đường về, hun hun đêm đen, 3h sáng bắt đầu vào địa phận Quảng Bình, rừng núi thâm u, đèn pha ô tô quét một vệt dài sáng trên nền trời khi xe vút lên đèo. Lên đỉnh đèo U Bò, một mình dừng lại giữa chốn rừng thâm cùng cốc, mon men nhìn về phía đông để tìm ánh sáng vệt lên nền trời của Đồng Hới. Mây mù kín mít, găng kín và vào cả trong xe, ẩm ướt đến lạ.
Xuống đèo, gần Khe Gát thì gặp bạn. Ông bạn làm ở Sở GTVT tỉnh đi cùng anh em công nhân lên để khắc phục sạt lở. Đêm, bập bùng lửa trại, anh em hàn huyên chuyện trên trời dưới bể. Gần sàng, bạn kéo tôi theo con đường mòn ven núi vào bản của nhà dân. Dân bản vẫn chìm trong giấc ngủ. Bạn vào, mấy con cún ăng ẳng kêu, chúng đón bạn như đón một người thân của chúng. Mấy cụ già món mén nhai trầu ban sáng. Bạn chỉ cho tôi mấy đứa trẻ nằm lăn lóc trên sàn nhà, manh áo mỏng tang, không quần. Giữa thâm u rừng núi, đêm xuống khá lạnh nhưng tụi trẻ vẫn ngủ ngon lành trong giá lại, có đứa còn nắm trên tay củ sắn luộc trong khi đó, tôi và bạn còn phải khoác áo ấm.
Trên đường về, cứ miên man hình ảnh đứa trẻ nằm lăn lóc bên góc nhà tay nắm chặt củ sắn. Ước chi, khi rời Hà Nội đã mua thêm ít bánh kẹo cho tụi nhỏ. Sáng ni, bạn gọi điện báo "có thêm một đứa bị bệnh nặng lắm, đưa về Cu Ba (bệnh viện) rồi, chừ không biết ra răng".
Đỉnh U Bò vẫn mang trong nó cả hồn thiêng của núi, ẩn trong lòng núi là linh hồn của những người lính, những thanh niên xung phong; mỗi khúc cua tay áo là cả bao nhọc nhằn của những người lính mở đường. Núi vẫn ôm ấp bao mảnh đời cơ cực, lam lũ và côi cút.
Tôi đi để trở về, nhưng đứa con xa ngái trở về quê hương, vi vút với tốc độ xe hơi nhưng mỗi lần chạm vào mảnh đất quê vẫn miên man nỗi lòng.
Đã bao lần đi xuyên những cánh rừng nhánh đông và tây trường sơn, đi qua đêm trên những dãy núi tây nguyên nhưng mỗi lần về U Bò, vẫn chộn rộn. Mỗi lần qua, đứng trên đỉnh U Bò nhìn về xa xa, vẫn một màu xanh của núi rừng, tiếng thâm u của núi vẫn vọng lại.
Tôi hít một hơi thật sâu, hét lên "Tôi ơi"̉ và núi trả lời "Ơi iiiiiii ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii". 






Gấu Nga đầu tư: Quả ngọt của 1 tỷ bảng

9 năm ròng rã, số tiền mà Roman Abramovich đã đầu tư vào Chelsea lên đến 1 tỷ bảng. Ông chủ người Nga đã ném khoản tiền khổng lồ vào đội bóng phía tây thành London. 9 năm, với tham vọng một lần lên đỉnh vinh quang của bóng đã các CLB Châu Âu, Roman đã đến ngày hưởng thành quả. Khoản tiền mang tính đầu tư kiên trì của Roman đúng kiểu kinh doanh của gấu Nga, đã đến - ở rất lâu - khó ra đi.
Giới đầu tư thế giới ít hiểu về văn hóa kinh doanh của người Nga, tôi chẳng có tí chút gì về văn hóa kinh doanh của họ ngoại trừ những "tin vịt" mà những người Việt làm ăn ở Nga đi về kể lại - toàn chuyện lừa đảo và chụp giật. Một số câu chuyện thì đàng hoàng nhưng nó bi thảm lắm.
Cha tôi, lần đầu tiên ông kể về nước Nga - nơi ông đã đi qua - đó là cánh rừng nhuộm sắc vàng của lá, là những ngày đông tuyết trắng muốt lên đến đỉnh đồi, là những miếng bánh mì nguội ngắt của một gia đình người Nga mang tặng. Với ông, nước Nga đầy yêu mến và bình yên.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Thị trường tiền tệ: Nốt trầm tín dụng

Lịch sử thị trường tiền tệ của Việt Nam đang chứng kiến một nốt trầm của bản giao hưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng trong gần 5 tháng đầu năm 2012 đang ở mức âm. Cú sốc này của nền kinh tế tương tự như một vận động viên điền kinh đang chạy nước rút để về đích bỗng đứng khựng lại. Hậu quả là cơn suy tim xuất hiện, máu dồn ứ lên não và dẫn đến sock.
Nền kinh tế đang bị sock do giáng đòn mạnh trong chính sách tiền tệ. Kịch bản của chính sách tiền tệ khá đúng khi kê đơn để điều trị căn bệnh lạm phát của nền kinh tế nhưng đơn thuốc này đang gây ra một số phản ứng phụ.
Kịch bản điều hành kinh tế thông qua chính sách tiền tệ năm 2012 đã được định hình là: Tổng phương tiện thanh toán tăng 14% - 16%, tăng trưởng tín dụng từ 15% - 17%, lạm phát dưới 10%, tăng trưởng kinh tế đạt 6%.
Như vậy, kịch bản đưa ra và các biện pháp thực thi chính sách tín dụng chưa ăn khớp với nhau. Liệu rằng, trong khoảng thời gian còn lại của năm 2012, tăng trưởng tín dụng có được kích lên?
Để đạt được chỉ tiêu như kịch bản đưa ra, có khả năng trong giai đoạn ngắn hạn sắp tới, lượng cung tiền sẽ được bơm ồ ạt nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.
Tuy vậy, với tình hình làm ăn bi đát của lực lượng doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay, liệu khi van tín dụng được mở ra, doanh nghiệp có đủ sức tiếp nhận vốn. Nền kinh tế đang đi vào giao đoạn ổn định và phục hồi sau cơn bệnh nặng, nếu bơm thêm liều thuốc bổ ồ ạt thì có khả năng cơn bệnh sẽ lại tái phát.
Một nhận định có thể đưa ra là hình như nền kinh tế đang không quá phụ thuộc vào lượng cung tiền của chính sách tiền tệ hay nhu cầu tín dụng của nền kinh tế không quá phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng thương mại.
Để minh chứng điều này, nhiều doanh nghiệp đã cho rằng, giờ vay được cũng chẳng biết để làm gì, đầu tư vào đâu cũng thấy cầu giảm mạnh. Tại sao vậy?
Xem lại chính sách tài khóa vừa qua, chi tiêu công đã giảm đột ngột kéo theo cầu giảm. Nợ của lĩnh vực tư nhân (khoản vay từ ngân hàng thương mại) hầu hết phục vụ cho cầu của chi tiêu công. Khi cầu giảm, tư nhân hết cửa làm ăn. Nợ ngân hàng tăng cao. Đầu tư tư nhân đang co cụm và phòng thủ.
Khi nền kinh tế không còn quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, doanh nghiệp đã chủ động huy động vốn bằng các hình thức khác. Đặc biệt, hoạt động cổ phần hóa và chuyển thành công ty đại chúng đang diễn ra khá mạnh, tạo ra kênh dẫn vốn về cho nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp.
Để kích thích tăng trưởng trong các tháng còn lại, cần khôi phục lại tổng cầu của nền kinh tế: Nới dẫn chi tiêu công, nới cung tín dụng, kiềm chế/kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết yếu.
Cần lựa chọn doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu và hàng hóa tiêu dùng cuối cùng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hạ chi phí sản xuất, giảm giá bán, tăng khối lượng bán nhằm tạo nên mặt bằng giá cạnh tranh thấp hơn.
Quan trọng là: Điện, xăng, khí đốt không nhảy múa.


Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Bất động sản, tan băng chưa?

Vẫn chưa có dấu hiệu nào của thị trường thể hiện băng đang dần tan. Đây là ngưỡng tâm lý tiêu dùng sau một giao đoạn ảm đạm của thị trường. Người tiêu dùng bất tin vào giá của thị trường, họ đang chờ giai đoạn giảm giá mạnh hơn.
Các gói kích thích cầu bất động sản đang được mở dần. Mục đích dường như chỉ để cứu mấy ông ngân hàng, bất động sản và các ngành đã ngốn tín dụng lớn. Các ông bất động sản đã vay một đống tiền từ ngân hàng nên chừ mấy chả bể nợ thì ngân hàng cũng toi.
Cái vòng luẫn quẫn của nên kinh tế các nước đang phát triển là vậy: vay nợ - ném vào bất động sản

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

HBB - Nỗi đau thâu tóm

Màn trình diễn số liệu nợ xấu của HBB trước thềm bị xóa sổ quả là ... vui. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu của HBB dính phen hỏa mù trong đống thông tin từ HBB và SHB cung cấp.
Dẫu có mù mờ đến mấy, cần nhận thấy rằng, có 1 ngân hàng bị nuốt chửng công khai. Từ nay xóa sổ HBB.
Nạn nhân thứ 3 của hoạt động tín dụng không kiểm soát nổi rủi ro thị trường.
Khi mà tính minh bạch của thông tin chưa được quy chuẩn thì việc mua bán cổ phiếu, đầu tư cổ phần vào một doanh nghiệp quả là ... bất an.

Chông chênh

Từ ngày mẹ mất, cứ mỗi sáng sớm mai tôi lại sợ cảm giác cuộc gọi của chị gái ở quê. Tôi sợ lắm khi tên người gọi là chị cả bởi ám ảnh cuộc gọi của chị khi chị gọi báo mẹ mất.


Sáng nào đi làm, cảm giác chông chênh vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi nhớ mẹ, thường mơ thấy hình ảnh của mẹ. Đêm qua, tôi mơ thấy đám tang tiễn đưa mẹ ra đồi, nấm mộ giữa triền cát mênh mông, hun hút nắng và gió.

‘Gia tài của mẹ là con

Dẫu cho đi hết nước non bến bờ”

Những giấc mơ của tôi như muốn níu thời gian quay lại, thời gian của tuổi thơ tôi, thời gian của tần tảo của mẹ, của mảnh vườn, luống rau, đám ruộng.