Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Lãi suất: Chỉnh theo lạm phát cơ bản hay CPI

Cuối cùng thì kỳ vọng bao năm nay của nhà điều hành chính sách đã đạt được ước muốn. Lạm phát đã giảm xuống một con số, đạt 8%. Đây là một con số đáng mừng và là thành quả của chính sách vĩ mô trong kiềm chế con bệnh nền kinh tế. Tuy nhiên, kéo theo thành quả này là hậu quả của suy giảm tăng trưởng kinh tế, gần 5 tháng đầu năm 2012, nền kinh tế tăng trưởng chỉ đạt 4%.
Thông thường, có 2 cách đo chỉ số lạm phát của nền kinh tế, gồm CPI chung và core CPI (chỉ số CPI cơ bản/lõi). Core CPI khác CPI chung ở điểm nó đã loại trừ giá của các hàng hóa có tính biến động giá mạnh như năng lượng và thực phẩm.
Thực tế, core CPI dường như có chỉ số thấp hơn CPI chung. Chỉ số CPI được thống kê hàng tháng và nó biến động theo "cơn sóng" của các mặt hàng trong rổ hàng hóa tính giá. Cụ thể, giá dầu thế giới luôn tác động đến giá xăng dầu tại Việt Nam, CPI cứ nhảy nhót lung tung beng lên cả.
Lãi suất ngân hàng nên được áp dụng theo chỉ số CPI cơ bản hay CPI chung?
Để ổn định nền kinh tế trong dài hạn thì nên áp dụng lãi suất kỳ vọng theo CPI cơ bản.
Để "bình định" biến động đột ngột của nền kinh tế thì lãi suất cần áp theo CPI chung.
Tuy nhiên, lãi suất đưa ra chính là kỳ vọng của các nhà làm chính sách trong việc ước lượng mức độ lạm phát và tăng trưởng. Lạm phát và tăng trưởng là bộ đôi song hành, anh em họ hàng với bác lãi suất.


Không có nhận xét nào: