Có thể nói, sau 5 tháng đầu năm 2012 tín dụng có mức tăng trưởng âm. Đây quả là một kết quả mang tính hậu quả của chính sách tiền tệ thắt chặt. Một khi các ngân hàng thương mại dính đòn tâm lý sợ nợ xấu khi cho vay ra thì dòng tiền của nền kinh tế lại chạy loanh quanh giữa các ngân hàng với nhau. Tiền không đi vào sản xuất nên kết quả, tiền tạo ra tiền bởi các công cụ phái sinh của tiền.
Ngoại tệ bị xiết chặt, vàng bị ... cấm huy động, chứng khoán lình xình như người bị trúng gió, huy động tiền trên thị trường 1 bấp bênh, cho vay ra thì sợ...nợ xấu. Cánh cửa còn lại được coi là hầm trú ẩn an toàn của các ngân hàng thương mại là trái phiếu chính phủ.
Một khi trái phiếu được mua và được coi như một tài sản bảo đảm cho các giao dịch vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại cũng như giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, hiển nhiên, trái phiếu trở thành tiền tệ. Đây được coi là giải pháp tiền tệ hóa chức năng của trái phiếu chính phủ.
Hầu hết, các tổ chức tín dụng coi trái phiếu như là một tài sản bảo đảm cho thanh khoản. Khi cần, có thể mang lượng trái phiếu nắm giữ để chiết khấu/bán lại với ngân hàng trung ương. Hẳn nhiên, tiền được cung ra cho ngân hàng thương mại qua hoạt động này, do vậy, lượng cung tiền M2 được tăng lên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét