Hôm qua, con trai tôi, học trò của cô, có trò chuyện với tôi bằng phong cách nói chuyện khác thường:
- Bố ơi, bố hãy ngồi xuống đây, chúng ta nói chuyện như hai người đàn ông.
- OK, chuyện chi vậy con?
- Hôm nay ở trường, con đánh một bạn đấy.
- - Tại sao thế?
- Vì bạn ấy dành đồ chơi của con và đánh con trước. Con mách cô giáo nhưng có lại bảo “Con tránh ra kẻo bạn đánh”. Sao cô không bênh con, bố nhỉ?
- Ừm...
- Sau đó, bạn ấy lại đánh con nên con đánh lại bạn ấy, một đấm rất đau, bạn ấy khóc nhè, mách cô giáo, thế rồi cô giáo mắng con.
Tôi sẻ không trách cô giáo hay tìm hiểu lý do tại sao các cháu đánh nhau vì tụi trẻ, hầu như đứa nào cũng có xích mích trong khi chơi và học cùng các bạn. Tôi muốn trò chuyện với cô về một điều khác, về điều mà tôi đã dạy con trai tôi cách xử lý tình huống trên.
Tôi đã dạy cho con trai tôi một vài thế võ để mỗi sáng thức dậy, cháu tập thể dục, rèn luyện sức khỏe. Tôi đã dạy con trai rằng, học võ để rèn luyện nhân cách và để tự vệ đối với những kẻ thô bạo.
Tôi đã dạy con trai hãy trò chuyện với cô giáo nếu có một ai đó dọa đánh hoặc đánh mình và cháu đã tin rằng, cô sẽ đối xử công bằng và nhân ái bởi cô giáo là người thiết lập một khuôn khổ công bằng trong lớp học, là người mẹ thứ hai hướng dẫn cho cháu nhân cách sống.
Tôi không khuyến khích tụi trẻ đánh nhau nhưng tôi nhắn nhủ con trai tôi rằng, hãy tự vệ khi có kẻ khác đánh mình và đánh người khác. Tôi đã nói với cháu rằng, những kẻ hay đánh người khác lại là những người dễ bị tấn công nhất.
Câu chuyện của bố con tôi vẫn tiếp tục: Nếu lần sau mà bạn ấy vẫn như thế với con, con phải làm thế nào?
Nếu cô giáo đã là người mẹ, cô sẽ thấy câu hỏi này sẽ buộc chúng ta cần phải suy ngẫm: Đánh lại hay mách cô giáo? Tôi đã băn khoăn mãi với câu hỏi của con trai. Và thật tình, tôi đang trông đợi ở cô giáo cách giải quyết công bằng.
Theo tôi, chúng ta có thể áp dụng cách của những nhà ngoại giao: Đàm phán để hai đứa trẻ tìm ra giải pháp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét