Tổng số lượt xem trang

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

Thị trường và trò chơi chính sách

Nobel Kinh tế năm 2011 đã được trao cho 2 nhà khoa học về kinh tế người Mỹ - Thomas Sargent và Christopher Sims. Lý thuyết của 2 nhà khoa học tập trung vào việc nghiên cứu “biến đổi của nền kinh tế đối với các chính sách điều hành vĩ mô của nhà nước” và được gọi tên là lý thuyết kỳ vọng hợp lý mới.

Kỳ vọng hợp lý (Rational expectations) là một giả thuyết (hypothesis) trong kinh tế học nói rằng các dự đoán của bên liên quan về giá trị của các biến kinh tế (ví dụ: tỷ lệ lãi) không sai một cách có hệ thống và độ lệch so với giá trị thực là ngẫu nhiên. Một phương thức công thức hóa là các kỳ vọng hợp lý là các kỳ vọng nhất quán với mô hình, theo đó các bên tham gia trong mô hình giả sử rằng dự đoán của mô hình là đúng. Giả sử về kỳ vọng hợp lý được sử dụng trong nhiều mô hình kinh tế vĩ mô đương đại (contemporary macroeconomic models), lý thuyết trò chơi (game theory) và các ứng dụng khác trong lý thuyết lựa chọn hợp lý (rational choice theory).

Lý thuyết kỳ vọng hợp lý định nghĩa kỳ vọng hợp lý (rational expectations) là các kỳ vọng giống hệt các phán đoán tốt nhất về tương lại sau khi đã sử dụng tất cả các thông tin có sẵn. Như vậy, nó giả sử rằng kết quả đầu ra được dự báo không khác biệt cơ bản với kết quả của cân bằng thị trường (market equilibrium). Theo đó, kỳ vọng hợp lý không khác căn bản hoặc khác mà có thể đoán được với kết quả cân bằng. Theo đó, nó giả sử rằng người ta không mắc lỗi hệ thống (systematic errors) khi dự báo tương lai, và các sai lệch của dự báo mang tính ngẫu nhiên (random). Trong một mô hình kinh tế, lý thuyết này giả sử rằng giá trị kỳ vọng của một biến số sẽ bằng với giá trị được mô hình dự đoán. (Nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BB%B3_v%E1%BB%8Dng_h%E1%BB%A3p_l%C3%BD)

Các phân tích, chứng minh của 2 chủ nhân của giải Nobel được dựa trên các số liệu lịch sử, họ chưa có điều kiện để chứng minh thực nghiệm đối với nền kinh tế hiện nay trên thế giới. Lý thuyết này được đối chiếu với lý thuyết cân bằng thị trường.

Tuy vậy, đứng trên góc độ hành xử của B. Obama và Ben Bernanke tại Mỹ chúng ta có thể thấy điều này.

Mỗi chính sách điều hành vĩ mô về tiền tệ là một kỳ vọng trong tương lai. Một khi kinh tế Mỹ đã lún sâu vào khủng hoảng nợ công, lạm phát và đình đốn, chính phủ đã nhanh chóng áp dụng các chính sách vực lại nền kinh tế. Các gói kích cầu QE1, QE2 đã được tung ra nhưng chỉ được vài tháng. Gói này được ví như, con bệnh kinh tế đang bạo bệnh, tiêm cho tí móc phin để giảm đau. Sau đó, gói Operation Twist với 400 tỷ $ đã được bơm tiền vào nền kinh tế. Việc này, đồng nghĩa với việc sẽ in thêm tiền hoặc đi vay mượn đâu đó trên thị trường. Các nhà điều hành chính sách kỳ vọng rặng, với các gói cứu trợ trên sẽ giúp nước Mỹ nhanh chóng lấy lại cân bằng, phục hồi sản xuất, tăng trưởng.

Khi được hỏi, nền kinh tế Mỹ sản xuất cái gì? Các nhà khoa học Mỹ đã hài hước rằng: Súng, tên lửa, máy bay - Boing, phần mềm máy tính + mạng xã hội và Tiền - $.

Không có nhận xét nào: