Tổng số lượt xem trang

Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

Giảm lãi suất cho vay, có kích cầu và tăng trưởng?


Đã qua hơn nửa năm 2014, thị trường và tốc độ tăng trưởng của Việt Nam vẫn như dự báo, các dấu hiệu quan trọng để báo hiệu một sức cầu mới chưa xuất hiện. Nhìn chung, tình hình kinh tế chỉ mới ở điểm “có dấu hiệu phục hồi”. Đến hết tháng 7/2014, số liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố, chỉ số tăng trưởng tín dụng đạt 3,68% so với cuối 2013, còn khá xa so với mục tiêu tăng 12% - 14% của năm 2014 (http://vneconomy.vn/tai-chinh/tang-truong-tin-dung-7-thang-moi-duoc-368-20140812045554206.htm)
Bên cạnh sự nỗ lực điều hành của NHNN, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã và đang tích cực tìm kiếm cơ hội cho vay, nhiều ngân hàng đã giảm mức lãi suất cho vay ưu đãi về 5% - 8%/năm đối với các khoản vay mới trong thời gian ưu đãi nhằm kích thích nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy nhiên, thị trường tín dụng vẫn đang loay hoay tìm kiếm phương án gỡ nút thắt “tắc đầu ra” của thị trường. Một câu hỏi mà các NHTM luôn đặt ra: Ai vay, vay để làm gì, cho vay thế nào, liệu có an toàn không?
Cho nên, quả bóng trách nhiệm đảm bảo tăng trưởng kinh tế đang được dồn lên vai của NHNN, mà, trực tiếp là các NHTM, cầu nối giữa người có tiền và người cần vay tiền.
Nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng được sử dụng nhịp nhàng chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. 2 chính sách này được đưa ra tuỳ thuộc vào tình hình thị trường và mục tiêu của chính phủ. Câu hỏi đặt ra, giảm lãi suất cho vay, tăng cung tiền tác động thế nào đến lạm phát và có thúc đẩy được tăng trưởng kinh tế?
Thoạt kỳ thuỷ, lạm phát lại thường dính dáng đến tiền. Một lượng cung tiền không phù hợp sẽ gây nên lạm phát. Milton Friedman đã từng nói "Lạm phát là luôn luôn có và ở khắp mọi nơi là một hiện tượng tiền tệ”. Dù có theo trường phái Keynes thì lạm phát lại xuất hiện ở Chi phí đẩy và Cầu kéo hay tệ hơn như vụ bàn tăng lương sẽ xuất hiện Lạm phát kỳ vọng. Một điểm nhất đáng nhấn nhất của nền kinh tế Việt Nam từ khi đổi mới đến nay là lạm phát luôn có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Lạm phát cao hay chỉ số CPI cao chưa chắc phản ánh đầy đủ hình hài đường tổng cầu nền kinh tế.
Nhìn chung, hiện trạng nền kinh tế chưa thể khởi phát ngay được, tăng trưởng vẫn loanh quanh 5% như kỳ vọng của chính phủ, chỉ số CPI hàng tháng nằm trong khung kiểm soát. Nhiều nhà quản lý lại nhìn vào CPI để điều chỉnh các chính sách vĩ mô. Họ tin rằng, tổng cầu của nền kinh tế đang bị bóp nghẹt bởi thiếu lượng cung tiền tiếp sức. Một mặt, nhiều nhà quản lý cho rằng, nền kinh tế yếu kém hiện tại là việc yếu về tổng cung, lượng tiền trên thị trường không đủ kích thích tiêu dùng và khuyến khích đầu tư.
Vậy nên, nhiều người kêu, đòi Tăng cung tiền thông qua việc hạ lãi suất. Việc nhiều nhà phân tích vĩ mô cho rằng CPI thấp là do cầu yếu?! Quan điểm này có một phần đúng nhưng nó không đúng tất cả. Lạm phát có hai tiêu chí để đánh giá, lạm phát cơ bản và lạm phát. Lạm phát cơ bản là lạm phát khi đã trừ đi giá năng lượng và thực phẩm thiết yếu, vì hai hàng hoá này có khả năng đột biến giá ngay tức thì trong trường hợp có thiên tai, dịch bệnh. 
Việc nới lỏng chính sách tiền tệ, trước mắt, có thể kích thích được tổng cầu ở mức kỳ vọng. Tuy nhiên, nới lỏng tiền tệ bằng biện pháp hạ lãi suất không phải là giải pháp lưỡng tiện cho nền kinh tế. Việc tăng cung tiền có thể kích thích doanh nghiệp đầu tư mới hoặc mở rộng để tăng nguồn cung; cá nhân sẽ được kích thích chi tiêu, làm cho cầu tiền tệ tăng lên và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Tuy vậy, với một nền kinh tế/thị trường ngân hàng thương mại đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn tiền gửi của dân chúng và doanh nghiệp thì việc hạ lãi suất lại phương hại đến lợi ích của người gửi tiền. Khi một chính sách lãi suất thấp, buộc người có tiền liên tưởng đến vàng và đồng ngoại tệ mạnh, găm giữ như một tài sản tích luỹ lâu dài và cơ bản, đảm bảo không bị lạm phát gặm nhấm (cá nhân họ tin vậy)
Bên cạnh việc tác động đến lãi suất của người gửi tiền, với nền kinh tế biến động nhanh như Việt Nam mình,  việc tăng cung tiền sẽ kích thích nhập khẩu và nới rộng khoảng cách thâm hụt thương mại của XNK. Thực tế, rất nhiều hàng hoá cơ bản của Việt Nam được nhập khẩu một cách nhanh chóng khi chính sách thương mại quốc tế được nới lỏng hoặc khuyến khích. Việc vay vốn và đầu tư sản xuất của các DN trong nước chưa thể "một phát ăn ngay" được mà phụ thuộc vào thời gian thi công. 
Do đó, quan điểm CPI thấp và cần nới lỏng tiền tệ nên cần cân nhắc. Việc tái nới lỏng tiền tệ có thể là nguồn cơn của sóng lạm phát bùng nổ vào cuối năm và dịp tết nguyên đán.


Còn tiếp....

Không có nhận xét nào: