Tôi
gần bốn mươi, cái tuổi của phảng phất hoài ước cổ và nhăm nhe thay đổi trước
bao biến đổi của cuộc đời. Cả phần tuổi thơ tôi gắn liền với những cái tết ở miền
quê, những cái tết vẫn còn đọng lại trong ký ức và vẫn đi qua trong những giấc
mơ.
Nhiều người vẫn tự vấn và thốt lên rằng, tết nay chán quá, buồn quá, không như ngày xưa nữa. Họ buồn, họ vấn vương cho những gì đã mất và sắp đi qua cuộc đời họ bởi, nhiều người không còn giữ được chút hồn quê nhà, không còn hương vị tết xưa cũ. Đừng hỏi bọn trẻ tại sao lại coi cái tết như một kỳ nghỉ bởi chính cha mẹ bọn trẻ đã sớm rũ bỏ đi hồn cốt của chính mình. Ai đời, người lớn lên từ quê lại không thể gói được cái bánh chưng để dâng lên tiên tổ; họ không làm nổi một hũ dưa hành để tạo nên một món ăn đoàn tụ. Tết với họ, là ra đi, là nghỉ ngơi và tận hưởng. Họ đã thế và con trẻ sẽ làm theo cách của họ. Tôi đã đọc được đâu đó rằng, trẻ con, chúng chẳng bao giờ nghe lời người lớn nói mà chỉ làm theo những gì người lớn làm.
Tết quê, khi đám cải ngoài vườn bắt đầu trổ hoa, mẹ lại tất tảo đi về. Nhiều khi mẹ cứ lẩm bẩm, "răng mà nhanh rứa hè, chạp lại về rồi". Đó là những ngày bọn trẻ chúng tôi chuẩn bị đón tết. Tết với chúng tôi, chẳng phải là tấm áo mới hay miếng ăn ngon mà là tết của những trò chơi, của những lễ tục mà chúng tôi được tham gia.
Cứ sau rằm tháng chạp, người quê lại bắt đầu dựng cổng chào đầu ngõ. Cái cổng chào bằng mấy cây gỗ và được trang trí bằng rơm, lá thông, lá bạch đàn, có khi còn là lá dương xỉ. Tụi trẻ bọn tôi được tham gia hái lá, leo trèo, đứa nào đứa nấy hò hét ầm ĩ cả đường quê. Sau cổng chào là làm lại đường làng, quyét vôi các gốc cây, ngõ nhà, bờ rào. Chỉ sao một ngày, cả làng quê trở nên thơm mới lạ thường, con đường làng cả năm nhão nhoét thế mà trở nên cứng cáp, láng mịn tinh tươm. Tụi trẻ chúng tôi cứ ước chi khi lớn lên sẽ đổ nhựa con đường làng để đi học không bị trơn trượt.
Người quê hay chờ tết, chứ không phải đón tết. Họ dọn vén đường, ngõ, làm cổng làng để chờ tết, đó là cả một cuộc chờ đợi dài nhất trong năm. Chờ đợi của niềm hy vọng, của sự sẽ chia, của đoàn tụ và sum vầy. Những người con xa quê, dù có bộn bề đến đâu cũng vội vã trở về cho kịp bữa cơm chiều ba mươi. Tôi lớn lên, đi làm ở một doanh nghiệp vận tải, có năm, cái rét căm căm cuối chạp vẫn lao theo những chuyến hàng, những chuyến tàu biển cho kịp tiến độ. Đó là chiều ba mươi tôi được chờ đón. Những chuyến thiết bị cuối năm được giao xong đó là lúc tiếng gà rúc về chuồng, bọn chúng tôi ào ào dẫn cả đoàn xe đầu kéo về nhà để đón chiều cuối năm. Lúc đó cũng đã chẳng là chiều, đó là gần khuya 10 giờ tối. Bọn tôi cả gần trăm người lao về nhà, trong đêm tối qua ánh đèn pha, tôi thấy hình bóng của mẹ đứng cầm chiếc đèn pin đứng chờ ở trước ngõ. Tôi về, mẹ khóc. Mẹ thương chúng tôi vất vả cả năm nên vẫn chờ con về. Con về, kéo theo cả đàn con đồng nghiệp. Đó là một bữa tất niên, đó là một đêm giao thừa không thể quên. Đêm giao thừa của những đứa con xa nhà, đêm của đoàn tụ ngắn ngủi để chuẩn bị cho ra đi đón chào năm mới. Năm đó, chúng tôi trắng đêm trên bến cảng, trên công trường.
Chờ tết không chỉ chờ mong người dương gian mà còn chờ đón những người đã khuất. Quê nhà, cứ bận sau ông công ông táo là lại ra nghĩa trang, nghĩa địa vun vén lại mộ phần, dâng mấy tâm nhang gửi cho những người đã khuất. Ai cũng mong muốn mời được người thân đã mất sớm về nhà đón tết. Con đường từ một phần về nhà là con đường thân thuộc. Ba mươi tết, đó là ngày vĩ đại nhất mà tôi từng thấy trên cuộc đời này. Bữa cơm chiều ba mươi tràn ngập yêu thương và yên bình. Đó là ngày đoàn tụ, ngày chuẩn bị cho lễ Giao thừa - lễ lúc âm dương giao hoà, trời đất giao thời. Chiều ba mươi, quê tôi vẫn thi thoảng nghe tiếng mẹ già nhà ai đó nức nỡ xót xa, cánh cổng nhà vẫn mở và dáng mẹ gầy ngồi bên bậu cửa ngón con về. Con của các mẹ chẳng đi xa nhưng cũng chẳng gần, các con ở trong con tim của mẹ, họ là những người lính đã hy sinh trong cuộc chiến giữ đất cho dân tộc. Họ đã ra đi, đi mãi, họ trở về với đất của làng quê, về bên các mẹ nhưng cứ xa vời vợi. Xưa, bà nội tôi hay khóc trong chiều ba mươi, bà nức nở đến nghẹn ngào. Cứ thấy đứa con cháu nào về là bà lại nhớ, nỗi nhớ xót xa và ngóng đợi. Đêm ba mươi, bà không bao giờ ngủ, chỉ ngồi cửa ngóng đợi con về. Có người mẹ nào như bà nội tôi, gần 70 năm vẫn cứ đợi con về. Chú tôi, mang tên mình là liệt sỹ.
Tết giờ đã khác, ai không nhớ hai con đường trở về thì tết chẳng còn, sẽ là bơ vơ và không tìm thấy con đường trở về cho chính cuộc đời mình.
Nhiều người vẫn tự vấn và thốt lên rằng, tết nay chán quá, buồn quá, không như ngày xưa nữa. Họ buồn, họ vấn vương cho những gì đã mất và sắp đi qua cuộc đời họ bởi, nhiều người không còn giữ được chút hồn quê nhà, không còn hương vị tết xưa cũ. Đừng hỏi bọn trẻ tại sao lại coi cái tết như một kỳ nghỉ bởi chính cha mẹ bọn trẻ đã sớm rũ bỏ đi hồn cốt của chính mình. Ai đời, người lớn lên từ quê lại không thể gói được cái bánh chưng để dâng lên tiên tổ; họ không làm nổi một hũ dưa hành để tạo nên một món ăn đoàn tụ. Tết với họ, là ra đi, là nghỉ ngơi và tận hưởng. Họ đã thế và con trẻ sẽ làm theo cách của họ. Tôi đã đọc được đâu đó rằng, trẻ con, chúng chẳng bao giờ nghe lời người lớn nói mà chỉ làm theo những gì người lớn làm.
Tết quê, khi đám cải ngoài vườn bắt đầu trổ hoa, mẹ lại tất tảo đi về. Nhiều khi mẹ cứ lẩm bẩm, "răng mà nhanh rứa hè, chạp lại về rồi". Đó là những ngày bọn trẻ chúng tôi chuẩn bị đón tết. Tết với chúng tôi, chẳng phải là tấm áo mới hay miếng ăn ngon mà là tết của những trò chơi, của những lễ tục mà chúng tôi được tham gia.
Cứ sau rằm tháng chạp, người quê lại bắt đầu dựng cổng chào đầu ngõ. Cái cổng chào bằng mấy cây gỗ và được trang trí bằng rơm, lá thông, lá bạch đàn, có khi còn là lá dương xỉ. Tụi trẻ bọn tôi được tham gia hái lá, leo trèo, đứa nào đứa nấy hò hét ầm ĩ cả đường quê. Sau cổng chào là làm lại đường làng, quyét vôi các gốc cây, ngõ nhà, bờ rào. Chỉ sao một ngày, cả làng quê trở nên thơm mới lạ thường, con đường làng cả năm nhão nhoét thế mà trở nên cứng cáp, láng mịn tinh tươm. Tụi trẻ chúng tôi cứ ước chi khi lớn lên sẽ đổ nhựa con đường làng để đi học không bị trơn trượt.
Người quê hay chờ tết, chứ không phải đón tết. Họ dọn vén đường, ngõ, làm cổng làng để chờ tết, đó là cả một cuộc chờ đợi dài nhất trong năm. Chờ đợi của niềm hy vọng, của sự sẽ chia, của đoàn tụ và sum vầy. Những người con xa quê, dù có bộn bề đến đâu cũng vội vã trở về cho kịp bữa cơm chiều ba mươi. Tôi lớn lên, đi làm ở một doanh nghiệp vận tải, có năm, cái rét căm căm cuối chạp vẫn lao theo những chuyến hàng, những chuyến tàu biển cho kịp tiến độ. Đó là chiều ba mươi tôi được chờ đón. Những chuyến thiết bị cuối năm được giao xong đó là lúc tiếng gà rúc về chuồng, bọn chúng tôi ào ào dẫn cả đoàn xe đầu kéo về nhà để đón chiều cuối năm. Lúc đó cũng đã chẳng là chiều, đó là gần khuya 10 giờ tối. Bọn tôi cả gần trăm người lao về nhà, trong đêm tối qua ánh đèn pha, tôi thấy hình bóng của mẹ đứng cầm chiếc đèn pin đứng chờ ở trước ngõ. Tôi về, mẹ khóc. Mẹ thương chúng tôi vất vả cả năm nên vẫn chờ con về. Con về, kéo theo cả đàn con đồng nghiệp. Đó là một bữa tất niên, đó là một đêm giao thừa không thể quên. Đêm giao thừa của những đứa con xa nhà, đêm của đoàn tụ ngắn ngủi để chuẩn bị cho ra đi đón chào năm mới. Năm đó, chúng tôi trắng đêm trên bến cảng, trên công trường.
Chờ tết không chỉ chờ mong người dương gian mà còn chờ đón những người đã khuất. Quê nhà, cứ bận sau ông công ông táo là lại ra nghĩa trang, nghĩa địa vun vén lại mộ phần, dâng mấy tâm nhang gửi cho những người đã khuất. Ai cũng mong muốn mời được người thân đã mất sớm về nhà đón tết. Con đường từ một phần về nhà là con đường thân thuộc. Ba mươi tết, đó là ngày vĩ đại nhất mà tôi từng thấy trên cuộc đời này. Bữa cơm chiều ba mươi tràn ngập yêu thương và yên bình. Đó là ngày đoàn tụ, ngày chuẩn bị cho lễ Giao thừa - lễ lúc âm dương giao hoà, trời đất giao thời. Chiều ba mươi, quê tôi vẫn thi thoảng nghe tiếng mẹ già nhà ai đó nức nỡ xót xa, cánh cổng nhà vẫn mở và dáng mẹ gầy ngồi bên bậu cửa ngón con về. Con của các mẹ chẳng đi xa nhưng cũng chẳng gần, các con ở trong con tim của mẹ, họ là những người lính đã hy sinh trong cuộc chiến giữ đất cho dân tộc. Họ đã ra đi, đi mãi, họ trở về với đất của làng quê, về bên các mẹ nhưng cứ xa vời vợi. Xưa, bà nội tôi hay khóc trong chiều ba mươi, bà nức nở đến nghẹn ngào. Cứ thấy đứa con cháu nào về là bà lại nhớ, nỗi nhớ xót xa và ngóng đợi. Đêm ba mươi, bà không bao giờ ngủ, chỉ ngồi cửa ngóng đợi con về. Có người mẹ nào như bà nội tôi, gần 70 năm vẫn cứ đợi con về. Chú tôi, mang tên mình là liệt sỹ.
Tết giờ đã khác, ai không nhớ hai con đường trở về thì tết chẳng còn, sẽ là bơ vơ và không tìm thấy con đường trở về cho chính cuộc đời mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét