Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7/2012 tiếp tục tín hiệu giảm từ tháng 6/2012 với mức giảm 0,29% so với tháng 6. Một tín hiệu đáng mừng hay đáng lo cho nền kinh tế.
Thực tế, CPI tháng 7 bị tác động khá lớn ở rổ tính giá là lương thực và năng lượng. Nếu bóc tách giá lương thực và năng lượng ra khỏi rổ tính giá thì CPI lõi vẫn tăng. Tháng 7, giá xăng dầu giảm, giá lương thực, thực phẩm liên tục giảm bởi lượng cung dồi dào và lượng cầu mua hàng từ Trung Quốc giảm (tỷ như chuyện tôm hùm to đùng lại đem bán dạo ở vỉa hè ở Sài Gòn). Vừa qua, giá xăng dầu tăng trở lại không bị tính vào CPI tháng 7 nên dự kiến, trong tháng 8, CPI sẽ nhích lên chút đỉnh.
Nhiều người sớm lo rằng CPI giảm là dấu hiệu của giảm phát. Trong giai đoạn hiện nay, lạm phát vẫn lo mối lo thường trực của chính sách vĩ mô.
CPI giảm có thực là lượng cầu của người dân giảm? Đây chỉ là những nhận định của các chuyên gia và giới truyền thông, chẳng có một dẫn chứng cụ thể về số liệu nào cả?!
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng đầu tư tư nhân và lượng hàng hoá bán lẻ đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, tổng lượng hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng trên 19%, du lịch tăng, khách sạn nhà hàng tăng, dịch vụ tăng, thương mại tăng.
Tổng đầu tư tư nhân tăng trên 18% so với cùng kỳ năm 2011. Tiền ở đâu ra để khu vực tư nhân có con số tăng mạnh như vậy khi tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt chưa đến 0,8%?
Con số thống kê chỉ là những con số vô hồn nếu nhưng không có những nhận định đi kèm. Nhiều chuyên gia kinh tế đã sớm "phang" với báo chí vài câu tỷ như "Kinh tế đang suy giảm", "Lo lắng Đình - Lạm", "Cầu kiệt quệ", .... Vậy nhưng, con số thống kê của cơ quan thống kê lại cho thấy nền kinh tế vẫn ổn, cầu vẫn tăng ầm ầm, tăng trưởng kinh tế có thấp hơn dự kiến nhưng vẫn tăng ổn.
Vậy nên, có nên lo lắng khi CPI giảm? Chính sách vĩ mô về tài khoá, tiền tệ vẫn nằm trong tay cơ quan quản lý chính sách, một cơ hội lớn cho NHNN, Chính phủ thi triển các động thái đổi mới kinh tế nước nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét