Dù bạn bận rộn đến đâu hay rảnh rỗi, hãy dậy sớm. Lên đường và tìm cho mình một hàng cà phê phù hợp. Cà phê không khách khí, không cầu kỳ, dù một mình bạn hay có thêm bạn bè, cà phê luôn mang đến cho bạn cuộc sống mới và những suy ngẫm trong cuộc đời.
Dù bạn trẻ, trung niên hay đã già, cà phê chào đón bạn đến với cuộc đời.
Khi bạn trẻ, cà phê không một mình. Cà phê mang đến cho bạn mối giao lưu bạn bè. Nếu bạn yêu nhau, hãy nói "cà phê nhé". Nếu bạn mến nhau, hay nói "cà phê không?"
Khi bạn qua tuổi thanh niên, hình như bạn thích ngồi cà phê một mình.
Khi bạn già, cà phê nói với bạn rằng "dù một chút thôi nhé, chỉ mình tôi chung thuỷ với bạn".
Nhiều người hỏi: Cà phê đắng không? Câu trả lời dường như đặt lại một câu hỏi "Cuộc đời bạn đã từng ngọt đắng chưa?". Nếu như, cuộc đời bạn cứ diễn ra ngày nay như bao ngày khác, ngày mai, bạn không phải lo nghĩ, suy tư thì cà phê dường như đắng chát với bạn. Nếu như bạn đang chan chứa yêu thương, cà phê thơm như tình yêu bạn đang có.
Cuộc đời người, rồi ai cũng phải trải qua những đắng cay của cuộc sống. Cuộc sống vốn dĩ chẳng thể nào tròn trịa dành cho đời người. Cuộc đời, bao vấp ngã và trải nghiệm. Cuộc sống, với bao buồn vui lẫn lộn. Dù bạn có mạnh mẽ, giàu có đến đâu, rồi sẽ có ngày bạn mất đi người thân yêu nhất. Nếu một ngày, bạn không còn mẹ, bạn sẽ thấy cuộc đời không còn nhiều màu hồng. Nếu một ngày, bạn mất cha, bạn sẽ thấy cuộc đời sao lẻ loi.
Khi bạn vui, bạn thành công ít lần bạn quên đi người bạn cà phê. Bạn chỉ nhớ đến hương vị nồng say của bia, rượu và những buổi tiệc. Khi bạn buồn hay bạn suy tư, cà phê gợi cho bạn những trầm tư của cuộc sống.
Cà phê không ồn ào. Nếu bạn ồn ào, bạn chẳng thể nào nhận ra những hương vị đặc trưng của cà phê. Nếu như cuộc đời của bạn chưa từng trải qua những vết đau, xin đừng đến với cà phê. Những vết thương hằn sâu trong lòng bạn để lại cho bạn những trầm tư. Lúc đó, cà phê đắng, đắng chát như cuộc đời mà bạn đang trải qua. Bạn lặng im một mình bên những giọt cà phê, lặng nghe tiếng thời gian trôi đi và đếm những ngày vất vả mong sớm qua. Cà phê đắng nhưng cho bạn vị ngọt đầu môi bởi nỗi đau đắng chát đã thấm đẫm vào trái tim bạn, còn hương vị đắng chát nào hơn những mất mát của cuộc đời.
Khi đó, một quán cà phê ở một góc phố yên bình, bạn chờ những giọt đời chảy xuống, bạn lắng nghe nốt nhạc Trịnh mãi "ru đời đi nhé, cho ta nương nhờ lúc thở than" và chợt nhận ra "tôi là ai mà đời trần gian thế". Bạn tự nhủ mình, "tôi ơi, đừng tuyệt vọng" để rồi "tôi là ai, mà yêu quá đời này". Khi bạn đã ngẫm nỗi đau cuộc đời, những đắng chát của cuộc sống thì khúc nhạc Trịnh cho bạn nơi nương náu tâm hồn. Cuộc đời bạn đã đắng cay rồi, nhưng, cà phê còn đắng đơn, chát mặn như giọt nước mắt muộn màng lăn dài trên má.
Đắng cay rồi sẽ đi qua, nỗi đau rồi sẽ nguôi ngoai. Khi bạn đã vượt qua những vấp ngã, bạn dường như mạnh mẽ hơn, bạn nhìn cuộc đời với bao trầm tư và trăn trở hơn. Lúc đó, cà phê đến với bạn như một người tri kỷ. Cà phê theo bạn đến cuối con đường của cuộc sống.
Tổng số lượt xem trang
Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012
Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012
CPI giảm: Mừng hay lo?
Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7/2012 tiếp tục tín hiệu giảm từ tháng 6/2012 với mức giảm 0,29% so với tháng 6. Một tín hiệu đáng mừng hay đáng lo cho nền kinh tế.
Thực tế, CPI tháng 7 bị tác động khá lớn ở rổ tính giá là lương thực và năng lượng. Nếu bóc tách giá lương thực và năng lượng ra khỏi rổ tính giá thì CPI lõi vẫn tăng. Tháng 7, giá xăng dầu giảm, giá lương thực, thực phẩm liên tục giảm bởi lượng cung dồi dào và lượng cầu mua hàng từ Trung Quốc giảm (tỷ như chuyện tôm hùm to đùng lại đem bán dạo ở vỉa hè ở Sài Gòn). Vừa qua, giá xăng dầu tăng trở lại không bị tính vào CPI tháng 7 nên dự kiến, trong tháng 8, CPI sẽ nhích lên chút đỉnh.
Nhiều người sớm lo rằng CPI giảm là dấu hiệu của giảm phát. Trong giai đoạn hiện nay, lạm phát vẫn lo mối lo thường trực của chính sách vĩ mô.
CPI giảm có thực là lượng cầu của người dân giảm? Đây chỉ là những nhận định của các chuyên gia và giới truyền thông, chẳng có một dẫn chứng cụ thể về số liệu nào cả?!
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng đầu tư tư nhân và lượng hàng hoá bán lẻ đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, tổng lượng hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng trên 19%, du lịch tăng, khách sạn nhà hàng tăng, dịch vụ tăng, thương mại tăng.
Tổng đầu tư tư nhân tăng trên 18% so với cùng kỳ năm 2011. Tiền ở đâu ra để khu vực tư nhân có con số tăng mạnh như vậy khi tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt chưa đến 0,8%?
Con số thống kê chỉ là những con số vô hồn nếu nhưng không có những nhận định đi kèm. Nhiều chuyên gia kinh tế đã sớm "phang" với báo chí vài câu tỷ như "Kinh tế đang suy giảm", "Lo lắng Đình - Lạm", "Cầu kiệt quệ", .... Vậy nhưng, con số thống kê của cơ quan thống kê lại cho thấy nền kinh tế vẫn ổn, cầu vẫn tăng ầm ầm, tăng trưởng kinh tế có thấp hơn dự kiến nhưng vẫn tăng ổn.
Vậy nên, có nên lo lắng khi CPI giảm? Chính sách vĩ mô về tài khoá, tiền tệ vẫn nằm trong tay cơ quan quản lý chính sách, một cơ hội lớn cho NHNN, Chính phủ thi triển các động thái đổi mới kinh tế nước nhà.
Thực tế, CPI tháng 7 bị tác động khá lớn ở rổ tính giá là lương thực và năng lượng. Nếu bóc tách giá lương thực và năng lượng ra khỏi rổ tính giá thì CPI lõi vẫn tăng. Tháng 7, giá xăng dầu giảm, giá lương thực, thực phẩm liên tục giảm bởi lượng cung dồi dào và lượng cầu mua hàng từ Trung Quốc giảm (tỷ như chuyện tôm hùm to đùng lại đem bán dạo ở vỉa hè ở Sài Gòn). Vừa qua, giá xăng dầu tăng trở lại không bị tính vào CPI tháng 7 nên dự kiến, trong tháng 8, CPI sẽ nhích lên chút đỉnh.
Nhiều người sớm lo rằng CPI giảm là dấu hiệu của giảm phát. Trong giai đoạn hiện nay, lạm phát vẫn lo mối lo thường trực của chính sách vĩ mô.
CPI giảm có thực là lượng cầu của người dân giảm? Đây chỉ là những nhận định của các chuyên gia và giới truyền thông, chẳng có một dẫn chứng cụ thể về số liệu nào cả?!
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng đầu tư tư nhân và lượng hàng hoá bán lẻ đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, tổng lượng hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng trên 19%, du lịch tăng, khách sạn nhà hàng tăng, dịch vụ tăng, thương mại tăng.
Tổng đầu tư tư nhân tăng trên 18% so với cùng kỳ năm 2011. Tiền ở đâu ra để khu vực tư nhân có con số tăng mạnh như vậy khi tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt chưa đến 0,8%?
Con số thống kê chỉ là những con số vô hồn nếu nhưng không có những nhận định đi kèm. Nhiều chuyên gia kinh tế đã sớm "phang" với báo chí vài câu tỷ như "Kinh tế đang suy giảm", "Lo lắng Đình - Lạm", "Cầu kiệt quệ", .... Vậy nhưng, con số thống kê của cơ quan thống kê lại cho thấy nền kinh tế vẫn ổn, cầu vẫn tăng ầm ầm, tăng trưởng kinh tế có thấp hơn dự kiến nhưng vẫn tăng ổn.
Vậy nên, có nên lo lắng khi CPI giảm? Chính sách vĩ mô về tài khoá, tiền tệ vẫn nằm trong tay cơ quan quản lý chính sách, một cơ hội lớn cho NHNN, Chính phủ thi triển các động thái đổi mới kinh tế nước nhà.
Olympic: Trí và Lực
Có 2 cuộc thi Olympic đã và đang diễn ra ở nước ngoài, sự kiện mà con dân Việt Nam luôn ngóng tin mới. Hai cuộc thi, hai thái cực, hai cảm xúc khác nhau.
1. Olympic Trí tuệ:
Cuộc thi này dành cho tụi nhỏ, tụi trẻ còn mài đít trên ghế nhà trường, Tụi nhỏ học, chơi, đi thi đấu quốc tế để mang lại vinh dự, tự hào cho đất nước. Những tấm huy chương mà tụi trẻ mang về chứa đựng cả tự hào và vất vả của cha mẹ, của thầy cô và, hơn tất cả, chứa đựng cả trí tuệ của tụi nhỏ. Không tin ư, chứng cớ đây:
- Sinh học: 1 HCB, 3 HCĐ
- Vật lý: 1 HCV, 5 HCB, 2 HCĐ
- Hoá học: 1 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ
- Toán học: 1 HCV, 3 HCB, 2 HCĐ
Tổng cộng có 22 đứa nhỏ đi thi, bầu đoàn kéo tít qua bên Mỹ để thi thố và kết quả có được làm cho chúng ta tự hào. Bạn tôi ở Mỹ, không dấu được niềm tự hào đã bắn tin ngay cho tôi "Sướng quá ông à, mừng hết biết"
2. Olympic Thể lực:
Cái trò chơi này được diễn ra ở London ở xứ sương mù Âu Châu. 4 năm một lần, Việt Nam lại lũ lượt kéo nhau đi thi đấu. Năm nay, đoàn Việt Nam có 18 vận động viên tham gia thi đấu các môn cơ bản, xưa nhất của Olympic như điền kinh, thể dục dụng cụ, cử tạ, bắn súng, bơi lội, vật, judo, teakwondo, cầu lông, đấu kiếm, rowing. Đến hôm nay, kết quả chắc chắn 99% là ... trắng tay. Không có một huy chương nào được mang về kể từ ngày Hiếu Ngân kiếm được tấm HCB từ Sydney 2000.
18 vận động viên đi thi đấu kéo theo bầu đoàn thê tử 38 người. Lại một Olympic man mác buồn cho thể thao nước nhà.
Hai cuộc thi, hai kết quả khác nhau. Dẫu so sánh với nhau là quá khập khiễng nhưng ..... Chúng ta, đã quá quen với những hư danh và ảo vọng. Huy chương vàng Olympic London ư? Cuộc vui nào rồi cũng hết, tấm huy chương nào rồi cũng nhạt nhoà. Còn trí tuệ, trí tuệ của tụi nhỏ ngày càng bồi đắp thêm, lớn lên, chúng tham vọng trở thành người ... có trí tuệ.
Tụi trẻ thi về, vài cái bắt tay của xxx. Còn lại, cha mẹ, anh em, họ hàng, thầy cô tự thưởng cho mình những cuộc vui nhỏ với kỳ vọng một ngày nào đó trong tương lai, chúng được xướng tên như Ngô Bảo Châu đã có được.
Hôm qua, một báo cáo tưởng như vô thưởng vô phạt của WIPO - Liên hiệp quốc được ban hành. Bao nhiêu năm rồi, Việt Nam vẫn ngụp lặn ở nửa dưới bảng xếp hàng. Tiêu chí xếp hàng của WIPO là Đổi mới - Sáng tạo (http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/83825/sos-thu-bac-vn-tren-xep-hang-tri-tue-toan-cau.html)
Để mai sau tụi trẻ có sáng tạo, cần đổi mới ngay bây giờ. Đổi mới để sáng tạo và sáng tạo cho đổi mới. Đổi Sáng - Kiến tạo nên những hy vọng tươi sáng hơn.
1. Olympic Trí tuệ:
Cuộc thi này dành cho tụi nhỏ, tụi trẻ còn mài đít trên ghế nhà trường, Tụi nhỏ học, chơi, đi thi đấu quốc tế để mang lại vinh dự, tự hào cho đất nước. Những tấm huy chương mà tụi trẻ mang về chứa đựng cả tự hào và vất vả của cha mẹ, của thầy cô và, hơn tất cả, chứa đựng cả trí tuệ của tụi nhỏ. Không tin ư, chứng cớ đây:
- Sinh học: 1 HCB, 3 HCĐ
- Vật lý: 1 HCV, 5 HCB, 2 HCĐ
- Hoá học: 1 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ
- Toán học: 1 HCV, 3 HCB, 2 HCĐ
Tổng cộng có 22 đứa nhỏ đi thi, bầu đoàn kéo tít qua bên Mỹ để thi thố và kết quả có được làm cho chúng ta tự hào. Bạn tôi ở Mỹ, không dấu được niềm tự hào đã bắn tin ngay cho tôi "Sướng quá ông à, mừng hết biết"
2. Olympic Thể lực:
Cái trò chơi này được diễn ra ở London ở xứ sương mù Âu Châu. 4 năm một lần, Việt Nam lại lũ lượt kéo nhau đi thi đấu. Năm nay, đoàn Việt Nam có 18 vận động viên tham gia thi đấu các môn cơ bản, xưa nhất của Olympic như điền kinh, thể dục dụng cụ, cử tạ, bắn súng, bơi lội, vật, judo, teakwondo, cầu lông, đấu kiếm, rowing. Đến hôm nay, kết quả chắc chắn 99% là ... trắng tay. Không có một huy chương nào được mang về kể từ ngày Hiếu Ngân kiếm được tấm HCB từ Sydney 2000.
18 vận động viên đi thi đấu kéo theo bầu đoàn thê tử 38 người. Lại một Olympic man mác buồn cho thể thao nước nhà.
Hai cuộc thi, hai kết quả khác nhau. Dẫu so sánh với nhau là quá khập khiễng nhưng ..... Chúng ta, đã quá quen với những hư danh và ảo vọng. Huy chương vàng Olympic London ư? Cuộc vui nào rồi cũng hết, tấm huy chương nào rồi cũng nhạt nhoà. Còn trí tuệ, trí tuệ của tụi nhỏ ngày càng bồi đắp thêm, lớn lên, chúng tham vọng trở thành người ... có trí tuệ.
Tụi trẻ thi về, vài cái bắt tay của xxx. Còn lại, cha mẹ, anh em, họ hàng, thầy cô tự thưởng cho mình những cuộc vui nhỏ với kỳ vọng một ngày nào đó trong tương lai, chúng được xướng tên như Ngô Bảo Châu đã có được.
Hôm qua, một báo cáo tưởng như vô thưởng vô phạt của WIPO - Liên hiệp quốc được ban hành. Bao nhiêu năm rồi, Việt Nam vẫn ngụp lặn ở nửa dưới bảng xếp hàng. Tiêu chí xếp hàng của WIPO là Đổi mới - Sáng tạo (http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/83825/sos-thu-bac-vn-tren-xep-hang-tri-tue-toan-cau.html)
Để mai sau tụi trẻ có sáng tạo, cần đổi mới ngay bây giờ. Đổi mới để sáng tạo và sáng tạo cho đổi mới. Đổi Sáng - Kiến tạo nên những hy vọng tươi sáng hơn.
Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012
Vu Lan về
Mùa Vu Lan năm này trùng với ngày giỗ đầu của mẹ. Mùa đầu tiên, con cảm nhận được nỗi đau ba nhiêu năm mẹ chịu đựng mỗi khi rằm tháng 7 về. Thủa nhỏ, bà ngoại mất, mẹ mồ côi từ hồi chưa tròn 5 tuổi, cứ mỗi độ Vu Lan về, mẹ lặng lẽ dọn bàn thờ để cúng rằm. Rằm tháng 7, miền Trung vẫn nắng chang chang, triền cát trắng sau nhà vẫn hầm hập nóng mẹ lại căm cụi chuẩn bị hương hoa, đã bao lần con nhìn thấy những giọt nước mắt trên khoé mặt mẹ. Nhiều lần con hỏi "răng mẹ khóc", mẹ nhẹ nhàng trả lời "khi mô con lớn lên rồi con sẽ hiểu lòng mẹ".
Con lớn lên, chưa kịp hiểu lòng mẹ, chưa một lần tự lau dọn bàn thờ để cúng rằm tháng 7 thì mẹ không còn. Mẹ đi, đi mãi vào cõi hư không. Gần một năm nay, bao đêm rồi con không ngủ bởi hình ảnh mẹ vẫn đi về trong nắng sớm ban mai. Vẫn là bóng áo tần tảo bên vườn, vẫn là mùi canh chua rộn ràng trong buổi cơm chiều hoàng hôn.
Mẹ đi, nắng như đã tắt, con chợt nhận ra, mẹ mất là con mất cả đường về, mất cả ước mơ của tuổi thơ, ánh đèn trước ngỏ giờ không còn sáng. Con vẫn đi về, vẫn gọi mẹ trong sáng sớm mai rồi bỗng nhận ra, mẹ đâu còn. Có những chuyến đi về, con đứng tần ngần trước cổng để chờ dáng mẹ đi về. Con như đứa trẻ ngày bé, vẫn khát khao miếng bánh đa khi mẹ chợ về.
Đã bao mùa Vu Lan, con vui khi chọn cho mình một bông hồng đỏ thắm. Có mẹ là có cả ước mơ, có cả tham vọng của cuộc đời. Có mẹ, có cả vị mặn mòi của biển trong nồi canh chua, có cả hương vị quê nhà trong khói bếp chiều. Mất mẹ, con miên man đi về. Lặng thầm chọn cho mình bông hồng màu trắng, trắng như vành khăn tang trên đầu mà lần đầu tiên thắt chặt lên đầu con. Màu trắng thật giản đơn. Mẹ tần tảo một đời để cho con được lớn lên. Mẹ dãi dầu mưa nắng để con được ấm chân. Màu trắng của mẹ là cả yêu thương và che chở, là cả chốn đi về của cuộc đời con. Vu Lan này, con tự hào lấy cho mình một bông hoa trắng để cảm nhận được hết những nhọc nhằn và yêu thương mẹ dành cho con.
Bố vẫn kể những câu chuyện ngày xưa còn mẹ rồi lặng nhìn vào áng mây chiều ráng hồng trên triền cát. Bố kể cho con nghe mớ cá ngoài chợ là mấy nghìn, để rồi, con chợt nhận ra, cuộc sống không có mẹ quả thật nhọc nhằn. Mẹ biết không, bố vẫn thức trắng đêm kể từ ngày mẹ mất. Ánh đèn trên bàn thờ mẹ leo lắt vào ánh mắt của bố. Đêm về, bố như chiếc bóng lặng thầm bên mẹ, miên man với nỗi buồn phu - thê xa cách, có lần bố bảo "ước gì bố đi thay mẹ được để các con không phải chịu khổ sớm".
Con vẫn miệt mài với cuộc đời của riêng con, nỗi đau mất mẹ con dấu kín trong lòng con. Nỗi đau mất mẹ chẳng thể nào vơi dần đi theo năm tháng bởi mất mẹ rồi con mới lớn khôn.
Con lớn lên, chưa kịp hiểu lòng mẹ, chưa một lần tự lau dọn bàn thờ để cúng rằm tháng 7 thì mẹ không còn. Mẹ đi, đi mãi vào cõi hư không. Gần một năm nay, bao đêm rồi con không ngủ bởi hình ảnh mẹ vẫn đi về trong nắng sớm ban mai. Vẫn là bóng áo tần tảo bên vườn, vẫn là mùi canh chua rộn ràng trong buổi cơm chiều hoàng hôn.
Mẹ đi, nắng như đã tắt, con chợt nhận ra, mẹ mất là con mất cả đường về, mất cả ước mơ của tuổi thơ, ánh đèn trước ngỏ giờ không còn sáng. Con vẫn đi về, vẫn gọi mẹ trong sáng sớm mai rồi bỗng nhận ra, mẹ đâu còn. Có những chuyến đi về, con đứng tần ngần trước cổng để chờ dáng mẹ đi về. Con như đứa trẻ ngày bé, vẫn khát khao miếng bánh đa khi mẹ chợ về.
Đã bao mùa Vu Lan, con vui khi chọn cho mình một bông hồng đỏ thắm. Có mẹ là có cả ước mơ, có cả tham vọng của cuộc đời. Có mẹ, có cả vị mặn mòi của biển trong nồi canh chua, có cả hương vị quê nhà trong khói bếp chiều. Mất mẹ, con miên man đi về. Lặng thầm chọn cho mình bông hồng màu trắng, trắng như vành khăn tang trên đầu mà lần đầu tiên thắt chặt lên đầu con. Màu trắng thật giản đơn. Mẹ tần tảo một đời để cho con được lớn lên. Mẹ dãi dầu mưa nắng để con được ấm chân. Màu trắng của mẹ là cả yêu thương và che chở, là cả chốn đi về của cuộc đời con. Vu Lan này, con tự hào lấy cho mình một bông hoa trắng để cảm nhận được hết những nhọc nhằn và yêu thương mẹ dành cho con.
Bố vẫn kể những câu chuyện ngày xưa còn mẹ rồi lặng nhìn vào áng mây chiều ráng hồng trên triền cát. Bố kể cho con nghe mớ cá ngoài chợ là mấy nghìn, để rồi, con chợt nhận ra, cuộc sống không có mẹ quả thật nhọc nhằn. Mẹ biết không, bố vẫn thức trắng đêm kể từ ngày mẹ mất. Ánh đèn trên bàn thờ mẹ leo lắt vào ánh mắt của bố. Đêm về, bố như chiếc bóng lặng thầm bên mẹ, miên man với nỗi buồn phu - thê xa cách, có lần bố bảo "ước gì bố đi thay mẹ được để các con không phải chịu khổ sớm".
Con vẫn miệt mài với cuộc đời của riêng con, nỗi đau mất mẹ con dấu kín trong lòng con. Nỗi đau mất mẹ chẳng thể nào vơi dần đi theo năm tháng bởi mất mẹ rồi con mới lớn khôn.
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012
Samsung - Apple: Cuộc chiến bản quyền và vạ lây của Android
Cứ theo thông lệ, mỗi khi Apple chuẩn bị ra một sản phẩm mới thì toà án liên bang Mỹ lại có việc để làm. Lần này, khi iPhone 5 có tin đồn chuẩn bị ra mắt thị trường, cuộc chiến kiện tụng lại được Apple xới lên bằng việc tấn công vào Samsung/Galaxy S III - đối thủ chính trong thị trường smartphone hiện nay của iPhone.
Các thông tin bên lề cho rằng, đây quả là cuộc đại chiến trong làng công nghệ di động. Để có được vị trí trên thị trường hiện nay, Samsung đã trầy trật vượt qua nhiều cuộc kiện tụng lên toà án Mỹ, Châu Âu trong lĩnh vực điện thoại di động và máy tính bảng. Lần này thì khác, sau một thời gian S III nổi đình nổi đám trên thị trường thế giới, Apple cảm thấy cuộc cạnh tranh đang thổi sát sau gáy của họ, Apple chính thức khởi kiện lên toà án liên bang Mỹ.
Tuy vậy, theo nhận định, đại chiến này của Apple không chỉ nhằm vào đối thủ chính là Samsung mà là Apple muốn thâu tóm thị trường di động thông qua bản quyền. Đối thủ chính muốn nhắm đến là đại gia của làng tìm kiếm - Google.
Mấy năm qua, phần mềm Android xuất xưởng đã là một đối thủ xứng tầm với iOS. Miếng bánh thị phần mà bấy lâu nay iOS chiếm lĩnh nay bị một "tiểu tốt" Android gặm mất. Samsung chỉ là cái cớ để Apple đánh chiếm lại thị phần. Không chỉ Samsung mà châu á hiện có HTC cũng là nhà sản xuất phần cứng di động cũng như máy tính bảng chạy hệ điều hành Android. Một khi Samsung nhuốm màu đấu đá liên quan đến pháp lý tại thị trường Mỹ, HTC không khỏi vạ lây.
Apple vẫn đi theo con đường mà S. Jobs vạch nên với tham vọng độc chiếm thị trường di động và máy tính bảng. Tham vọng này của Apple chưa bao giờ chấm dứt.
Samsung sẽ phải hao tốn sức của để tham chiến tại toà. Google sẽ là người ngồi trên đống lửa. HTC sẽ phải chăm chú dõi theo kết luận của toà. Phát súng của Apple chẳng phải huỷ diệt Samsung hay HTC mà mục tiêu chính là ... Google.
Các thông tin bên lề cho rằng, đây quả là cuộc đại chiến trong làng công nghệ di động. Để có được vị trí trên thị trường hiện nay, Samsung đã trầy trật vượt qua nhiều cuộc kiện tụng lên toà án Mỹ, Châu Âu trong lĩnh vực điện thoại di động và máy tính bảng. Lần này thì khác, sau một thời gian S III nổi đình nổi đám trên thị trường thế giới, Apple cảm thấy cuộc cạnh tranh đang thổi sát sau gáy của họ, Apple chính thức khởi kiện lên toà án liên bang Mỹ.
Tuy vậy, theo nhận định, đại chiến này của Apple không chỉ nhằm vào đối thủ chính là Samsung mà là Apple muốn thâu tóm thị trường di động thông qua bản quyền. Đối thủ chính muốn nhắm đến là đại gia của làng tìm kiếm - Google.
Mấy năm qua, phần mềm Android xuất xưởng đã là một đối thủ xứng tầm với iOS. Miếng bánh thị phần mà bấy lâu nay iOS chiếm lĩnh nay bị một "tiểu tốt" Android gặm mất. Samsung chỉ là cái cớ để Apple đánh chiếm lại thị phần. Không chỉ Samsung mà châu á hiện có HTC cũng là nhà sản xuất phần cứng di động cũng như máy tính bảng chạy hệ điều hành Android. Một khi Samsung nhuốm màu đấu đá liên quan đến pháp lý tại thị trường Mỹ, HTC không khỏi vạ lây.
Apple vẫn đi theo con đường mà S. Jobs vạch nên với tham vọng độc chiếm thị trường di động và máy tính bảng. Tham vọng này của Apple chưa bao giờ chấm dứt.
Samsung sẽ phải hao tốn sức của để tham chiến tại toà. Google sẽ là người ngồi trên đống lửa. HTC sẽ phải chăm chú dõi theo kết luận của toà. Phát súng của Apple chẳng phải huỷ diệt Samsung hay HTC mà mục tiêu chính là ... Google.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)