Lý thuyết kinh tế đã từng ví tiền như là máu của nền kinh tế quốc gia. Tư bản hiện đại coi Tiền là để làm ra tiền.
Ngày nay, tiền được luân chuyển qua hệ thống ngân hàng thương mại được coi là cốt lõi của nền kinh tế. Ngân hàng, như một trung gian cho người gửi tiền và người cần tiền. Sự dịch chuyển vốn của nền kinh tế nói chung và của các ngành nói riêng, không đâu nhanh bằng sự dịch chuyển vốn qua hệ thống ngân hàng.
Ví rằng, ngân hàng và sự dịch chuyển vốn là trái tim của nền kinh tế. Lượng tiền được bơm qua ngân hàng sẽ được sử dụng vào nền kinh tế. Quá trình luân chuyển tiền của ngân hàng được coi như là một máy bơm đảm bảo cho nền kinh tế có đủ tiền nhằm lưu thông, đầu tư, thanh toán....
Một khi trái tim của nền kinh tế có vấn đề thì cả nền kinh tế sẽ phập phù theo. Lạm phát hay đình đốn sản xuất hoặc mức tiêu dùng giảm đều có liên quan trực tiếp đến chính sách điều hành đối với ngân hàng.
Rốt cuộc, nền kinh tế Việt Nam đã phải thực thi cải tổ. Một trong những giải pháp đúng mà đảng cộng sản Việt Nam chỉ ra là cải tổ hệ thống ngân hàng thương mại. Chính phủ đã ra tay khởi động bằng việc thành lập ủy ban tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, chỉ còn chờ phác đồ điều trị bệnh. Cần gấp cho một phác đồ phục hồi cho trái tim trước, sau đó với điều trị những dị tật của nền kinh tế do hệ thống ngân hàng gây ra.
Những bất của nền kinh tế, hầu hết đều liên quan đến tiền. Thủ phạm chính gây bất ổn cũng chính là hệ thống ngân hàng. Muốn phá án, cần phải điều tra và khoanh vùng đối tượng nghi vấn là ngân hàng. Những dấu hiệu nào để nghi vấn:
1. Thanh khoản: Hầu như, từ ngày gia nhập WTO đến nay, hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa bao giờ có từ “thanh khoản tốt”. Những lãnh đạo điều hành ngân hàng luôn như ngồi trên đống lửa nóng của thanh khoản.
Các ngân hàng thương mại kêu la, ngân hàng nhà nước nắm giữ nguồn bơm tiền, thi thoảng vẫn bơm tiền vào nền kinh tế thông qua việc điều hành lãi suất, dự trữ bắt buộc,... Kênh nguồn vốn bổ sung cho thanh khoản vẫn là liên ngân hàng và từ ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng có thanh khoản kém, kiểu như người đói ăn đong vậy.
Dạo nay, báo chí ỏm tỏi lên về việc đề xuất chính sách tăng dự trữ bắt buộc để duy trì thanh khoản cho một số ngân hàng. Chính sách này, được coi như là “mỡ nó rán nó”. Cụ thể: Ngân hàng nhà nước tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại. Khoản dự trữ bắt buộc này được trả lãi. Sau đó, dùng khoản tiền này để bơm cho các ngân hàng cần thanh khoản. Điều này sẽ tránh được tình trạng bơm tiền thêm cho nền kinh tế và góp phần điều tiết giảm lạm phát.
Ý kiến đề xuất này quả là .... đã có trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Cụ thể là, ngày trước ông Lê Đức Thúy đã áp dụng và khá thành công trong việc ổn định thanh khoản. Quả là chỉ có ở Việt Nam.
Nước Mỹ, trong cơn khủng hoảng vẫn hành động bằng việc điều tiết dự trữ bắt buộc. Đó là một công cụ của điều hành vĩ mô nền kinh tế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động trực tiếp đến lượng cung tiền cho nền kinh tế, nó không có chức năng của việc điều tiết tiền từ ngân hàng này đến ngân hàng khác. Việc này, là của chính sách vi mô, thuộc về các ngân hàng. Sự dịch chuyển vốn theo công cụ vi mô này sẽ rất nguy hiểm như việc người đang lên cơn đau tim là được truyền máu thêm vào cơ thể. Chết có ngày.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét