Tám năm ròng rã ươm mầm,
sớm mai đã thấy duyên thầm của hoa, tám cánh nở, đài bát kiêu sa. Chỉ duy nhất
một bông tám cánh sáng sắc vàng trong một sớm mùa xuân mưa phùn gần tiết kinh
trập. Ngắm hoa, chợt nhớ mấy bài của các bậc tiền nhân mà thi thoảng nhớ, đọc
thơ các ngài để thấy cuộc đời xuân sắc lại hoà lẫn gió mưa.
Đại thiền sư Mãn Giác,
thời nhà Lý, được vua Lý Nhân Tông phong hiệu là Hoài Tín, thiền sư kiết già thị
tịch ở tuổi 45 sau lúc giảng xong bài kệ Cáo tật thị chúng.
Xuân khứ bách hoa lạc
Xuân đáo bách hoa khai
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tòng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Đình tiền tạc dạ nhất chi mai
Dịch thơ
của Đại sư Thích Thanh Từ:
Xuân đi trăm hoa rụng
Xuân đến trăm hoa nở
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu, già đến rồi
Chớ bảo
xuân tàn hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một cành mai
Hoa mai, biểu tượng cho mùa xuân
trong dịch lý phương đông. Mùa xuân đã là mùa bắt đầu của một vòng quay mới
trong vũ trụ bao la. Lý học phương đông dựa trên triết lý của Kinh dịch, kinh
nói về kiếp luân hồi Sinh – Trụ - Hoại – Diệt, nói về quy luật của vũ trụ, nói
về muôn loài trong cõi đời, không có thứ gì là không có. Trong kiếp vòng luân hồi
của một đời người, giữa bao la vũ trụ, trên đầu tóc đã bạc, tuổi già đã điểm, vẫn
lạc quan yêu vẻ đẹp của thiên nhiên. Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết – tuổi già
đâu phải là hết của đời người, tuổi đó, vẫn nằm trong kiếp luân hồi mà thôi. Vậy
nên, một sớm mai thức dậy, một cảnh mai cũng đủ gọi cả mùa xuân trở lại, tuổi
già như thêm sắc hương xuân, để sống trọng kiếp đời. Chỉ trước sân một nhành
mai mới nở, triết lý Kinh dịch lại được thể hiện như một sự bắt đầu mới trong
vòng luân hồi trọn kiếp nhân sinh để bái phục trước vẻ đẹp của vũ trụ, trước
cái thiện.
Lại ngẫm lại bài thơ của có đoạn của
cụ Chu Thuần Cao Bá Quát:
Nguyên Nôm
Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
Dịch thơ
Mười năm xuôi ngược giao du cốt tìm thanh kiếm cổ
Một đời chỉ cúi đầu vái lạy trước hoa mai
Cụ Quát Chu Thuần sinh thời, được
phong là thi sĩ kiêu sa vô đối, với câu tự phụ đầy mỉa mai đời người “Thiên hạ
có ba bồ chữ thì một mình Quát này chiếm hai bồ”, một người được mệnh danh thẳng
thắn, kiêu bạc “uy vũ bất năng khuất” lại nhún mình bái lạy trước hoa mai. Có
nhiều luận thuyết cho rằng “mai hoa” có thể là một môn phái võ của Thiếu Lâm Tự
mà cụ Chu Thuần đã ngẫm được vì đã mười năm đi “giao cầu thanh kiếm cổ”. Song,
với cụ thi sĩ họ Cao, bôn ba khắp chốn mười phương và có lần đã làm quân sư
minh quốc cho khởi nghĩa đại nạn “giặc châu chấu” chống lại vua Tự Đức, hoa mai
có thể là đại diện cho anh hùng hào kiệt. Cả đời cụ, chỉ có thể bái lạy hào kiệt
mà thôi. Quả là kiêu bạc nhất trần đời. Trời đất chả có ai hơn họ Cao để cụ
Quát bái lạy. Câu thơ, thể hiện cái khẩu khí của cụ Chu Thuần, đời người có mấy
ai.Nhất sinh đê thủ bái mai hoa
Dịch thơ
Mười năm xuôi ngược giao du cốt tìm thanh kiếm cổ
Một đời chỉ cúi đầu vái lạy trước hoa mai
Lại nhớ câu thơ của cụ Tản Đà – người
con của xứ Đoài – nơi núi Tản, sông Đà – đã tự hoạ mình trong bài Tự vịnh:
Sông
Đà núi Tản đúc nên ai
Trần thế xưa nay được mấy người?
Trung hiếu vẹn tròn hai khối ngọc
Thanh cao phô trắng một cành mai
Trần thế xưa nay được mấy người?
Trung hiếu vẹn tròn hai khối ngọc
Thanh cao phô trắng một cành mai
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét