Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

Tiếp thị cho đất nước – góc nhìn từ doanh nghiệp (Phần 2)

Ai có thể xây dựng nên thương hiệu quốc gia? Thương hiệu quốc gia không chỉ là biểu tượng của một cái gì đó hay một vật nào đó. Ví dụ, tượng Nữ thần Tự do không phải là thương hiệu của nước Mỹ mà đó chỉ là biểu tượng của Hoa Kỳ. Tương tự, nước Anh chỉ có biểu tượng là tháp đồng Hồ Big Ben/Xe buýt hai tầng màu đỏ...

Thương hiệu một quốc gia phần lớn gắn liền với một sản phẩm hoặc hàng hóa nào đó. Ví dụ, thương hiệu của Mỹ là hùng mạnh về kinh tế tài chính, nước Đức là sản xuất công nghiệp, nước Pháp là mỹ thuật, Tây Ban Nha là đấu bò, Nhật Bản là tính kỷ luật.

Tựu chung, thương hiệu quốc gia được hình thành nên bởi văn hóa của các doanh nghiệp. Các ông chủ doanh nghiệp áp đặt mục tiêu của mình lên hoạt động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp vươn ra thế giới cho đến ngày nay hầu hết là do ý muốn chủ quan và tham vọng của chủ doanh nghiệp. Lực lượng doanh nhân là khởi nguồn chính cho hàng hóa, dịch vụ của của đất nước đi ra với thế giới.

Nước Nhật sau chiến tranh chẳng ai biết là gì cả nhưng ông chủ Toyota đã làm được việc mang thương hiệu của hãng ra toàn cầu. Singapore được thế giới biết đến như là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa từ Ấn Độ Dương qua Thái Bình Dương.

Có nhưng thương hiệu quốc gia có thể đi ra để tiếp thị cho thế giới hoặc là cầu nối để giao thoa của thế giới.

Bước đầu, Việt Nam đã khởi động chiến dịch xây dựng thương hiệu quốc gia cho riêng mình nhưng dường như đang bế tắc trong hướng tiếp cận khái niệm thương hiệu quốc gia. Ngay cả chọn biểu tượng cho đất nước cũng khó chứ chưa nói đến thương hiệu. Thương hiệu quốc gia có thể được điều chỉnh, thay đổi theo từng giai đoạn phát triển.

Với doanh nghiệp của Việt Nam, Hoàng Anh Gia Lai và Hàng không quốc gia Việt Nam đã bước đầu tiếp cận thị trường thế giới. Với Hoàng Anh Gia Lai, họ tiếp cận dòng vốn đầu tư của thế giới thông qua niêm yết trên sàn London. Vietnam Airlines tiếp cận thương hiệu của hãng thông qua quảng cái thương hiệu, dịch vụ hàng không qua quảng cáo trên các sân bóng của Ngoại hạng Anh.

Khách hàng thế giới biết đến Việt Nam khi hình ảnh đại diện của doanh nghiệp hiện diện trước ánh mắt họ. Họ biết đến Việt Nam qua các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp. Chính các doanh nghiệp đã và đang bước đầu bước vào công cuộc kinh doanh toàn cầu với những hình ảnh đẹp, mang lại lợi ích cho khách hàng.

Tôi thấy rất vui khi Vietnam Airlines hướng ra thế giới với từ “Charming – Duyên dáng/quyến rũ/Mê hoặc”. Một dịch vụ hàng không thuộc danh mục các dịch có yêu cầu về kỹ thuật, an toàn bay... bậc nhất thế giới lại lựa chọn một hướng đi Duyên dáng là khá lý thú.

Không có nhận xét nào: