Tổng số lượt xem trang

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Lender of last resort – Người cho vay cuối cùng

Vòng quay của tiền trên thị trường liên ngân hàng đang rơi vào tình trạng thiếu chế tài để kiểm soát.
Thông thường, thị trường liên ngân hàng được hình thành nên trên quan hệ lợi ích lãi suất. Đây là cốt lõi của hoạt động gửi tiền giữa các ngân hàng với nhau. Về lý thuyết, các ngân hàng đang dư thưa nguồn vốn sẻ đem gửi vào các ngân hàng có mức lãi suất nhận vốn cao.
Thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam lại như một hoạt động tín dụng. Ngân hàng cần vốn cho thanh khoản lại đi vay mượn của ngân hàng đang dư thừa. Hoạt động này chưa có chế tài đủ mạnh để quản lý. Sự thật thì các ngân hàng là chủ nợ đang loay hoay tìm giải pháp để đòi nợ từ các ngân hàng là con nợ. Chính các ngân hàng con nợ lại là chủ nợ của các con nợ khác. Điều này mặc nhiên hình thành nên trạng thái nợ đồng lần giữa các ngân hàng với nhau. Một khi có một ngân hàng nào đó rơi vào tình trạng kém thanh khoản sẻ kéo theo các ngân hàng khác rơi vào tình huống như vậy nhưng có thể là tạm thời.
Về cơ bản, ngân hàng trung ương sẻ thực hiện quản lý, điều hành chính sách tiền tệ của lượng cung tiền trên cơ sở lãi suất. Ngân hàng trung ương đưa ra các mức lãi suất cho vay để cung ứng tiền cho những ngân hàng cần tiền cho thanh khoản. Hạn mức tín dụng được cấp ra buộc phải có tài sảm bảo đảm cho khoản vay. Đây chính là chính sách điều hành theo lãi suất. Đó là giá của tiền.
Thực tế cho thấy, tình hình thanh khoản của các ngân hàng dường như luôn nằm trong tình trạng báo động. Càng xuôi về cuối năm thì báo động đó càng nâng cao. Các ngân hàng cần thanh khoản lại dựa vào nguồn cung tiền từ ngân hàng trung ương để giải quyết các khoản nợ của thị trường 1. Điều này dẫn đến bùng phát lãi suất cao của thị trường 2 – liên ngân hàng. Khi liên ngân hàng phát sinh lãi suất cao, các ngân hàng đang huy động trên thị trường 1 có thể thổi giá để huy động thêm nhằm tăng cung vốn lên thị trường 2. Như thế, vô hình chung đã kích thích lãi suất của thị trường 1 tăng lên. Chính cái vòng luẩn quẩn này đã làm khó cho chính sách điều hành vĩ mô của ngân hàng trung ương.
Nguồn vốn của các ngân hàng được hình thành bởi thị trường 1 và một phần của thị trường 2. Hai thị trường này, về lý thuyết, được vận hành theo cơ chế Bình thông nhau. Khi một bên thiếu thì thị trường tự chuyển dịch đến.
Quan hệ gửi tiền trên liên ngân hàng thông qua lợi ích lãi suất chính là lực hút để nguồn vốn thông nhau giữa các ngân hàng. Trong trường hợp, các nguồn vốn được vận hành theo hình thức tín dụng thì chắc chắn sẻ có điểm tắc – như một đường ống phải dẫn bằng máy bơm.
Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương lại như một ốc đảo tiền, một ông chủ tiền đầy túi. Ông chủ này chỉ có làm một việc là bơm tiền theo hình thức cho vay để thu lợi qua lãi suất. Ai cần cũng cho vay tất. Điều đó dẫn đến hệ quả, các ngân hàng có tiềm lực tài sản lớn lại hút được tiền từ ngân hàng trung ương rồi sau đó ném lên thị trường liên ngân hàng theo hình thức tín dụng. Vô hình chung, một khoản tiền đã phải gánh 2 lần lãi suất (1 của ngân hàng trung ương và 1 của ngân hàng đem vốn lên giao dịch liên ngân hàng)
Mô hình Lender of last resort được cấu trúc bởi cơ chế hỗ trợ thanh khoản cho những ngân hàng cần thanh khoản. Anh cần, ngân hàng trung ương cho vay. Chỉ cần vay một lần ở tôi là được. Đằng này, thị trường ngân hàng Việt Nam giai đoạn này lại chơi kiểu vay liên ngân hàng. Kiểu chơi này dẫn đến việc các ngân hàng “bé bé, còi còi” luôn yếu thanh khoản sẻ bị thôi thúc tăng lãi suất huy động trên thị trường 1. Ngân hàng sẻ chẳng bao giờ dừng lại việc dụ khách hàng đến gửi tiền tại mình. Nếu bị cấm bởi trần huy động thì họ có thể lách bằng nhiều cách.
Tóm lại, nếu ngân hàng trung ương không điều khiển thị trường theo mô hình Lender of last resort thì mãi mãi lãi suất huy động sẻ phải được ấn định mức trần. Chơi kiểu khác sẻ được xem là đùa với lửa.

Không có nhận xét nào: