Tổng số lượt xem trang

14,982

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

Ngân hàng và sự dịch chuyển vốn

Lý thuyết kinh tế đã từng ví tiền như là máu của nền kinh tế quốc gia. Tư bản hiện đại coi Tiền là để làm ra tiền.

Ngày nay, tiền được luân chuyển qua hệ thống ngân hàng thương mại được coi là cốt lõi của nền kinh tế. Ngân hàng, như một trung gian cho người gửi tiền và người cần tiền. Sự dịch chuyển vốn của nền kinh tế nói chung và của các ngành nói riêng, không đâu nhanh bằng sự dịch chuyển vốn qua hệ thống ngân hàng.

Ví rằng, ngân hàng và sự dịch chuyển vốn là trái tim của nền kinh tế. Lượng tiền được bơm qua ngân hàng sẽ được sử dụng vào nền kinh tế. Quá trình luân chuyển tiền của ngân hàng được coi như là một máy bơm đảm bảo cho nền kinh tế có đủ tiền nhằm lưu thông, đầu tư, thanh toán....

Một khi trái tim của nền kinh tế có vấn đề thì cả nền kinh tế sẽ phập phù theo. Lạm phát hay đình đốn sản xuất hoặc mức tiêu dùng giảm đều có liên quan trực tiếp đến chính sách điều hành đối với ngân hàng.

Rốt cuộc, nền kinh tế Việt Nam đã phải thực thi cải tổ. Một trong những giải pháp đúng mà đảng cộng sản Việt Nam chỉ ra là cải tổ hệ thống ngân hàng thương mại. Chính phủ đã ra tay khởi động bằng việc thành lập ủy ban tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, chỉ còn chờ phác đồ điều trị bệnh. Cần gấp cho một phác đồ phục hồi cho trái tim trước, sau đó với điều trị những dị tật của nền kinh tế do hệ thống ngân hàng gây ra.

Những bất của nền kinh tế, hầu hết đều liên quan đến tiền. Thủ phạm chính gây bất ổn cũng chính là hệ thống ngân hàng. Muốn phá án, cần phải điều tra và khoanh vùng đối tượng nghi vấn là ngân hàng. Những dấu hiệu nào để nghi vấn:

1. Thanh khoản: Hầu như, từ ngày gia nhập WTO đến nay, hệ thống ngân hàng của Việt Nam chưa bao giờ có từ “thanh khoản tốt”. Những lãnh đạo điều hành ngân hàng luôn như ngồi trên đống lửa nóng của thanh khoản.

Các ngân hàng thương mại kêu la, ngân hàng nhà nước nắm giữ nguồn bơm tiền, thi thoảng vẫn bơm tiền vào nền kinh tế thông qua việc điều hành lãi suất, dự trữ bắt buộc,... Kênh nguồn vốn bổ sung cho thanh khoản vẫn là liên ngân hàng và từ ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng có thanh khoản kém, kiểu như người đói ăn đong vậy.

Dạo nay, báo chí ỏm tỏi lên về việc đề xuất chính sách tăng dự trữ bắt buộc để duy trì thanh khoản cho một số ngân hàng. Chính sách này, được coi như là “mỡ nó rán nó”. Cụ thể: Ngân hàng nhà nước tăng dự trữ bắt buộc của các ngân hàng thương mại. Khoản dự trữ bắt buộc này được trả lãi. Sau đó, dùng khoản tiền này để bơm cho các ngân hàng cần thanh khoản. Điều này sẽ tránh được tình trạng bơm tiền thêm cho nền kinh tế và góp phần điều tiết giảm lạm phát.

Ý kiến đề xuất này quả là .... đã có trong lịch sử ngành ngân hàng Việt Nam. Cụ thể là, ngày trước ông Lê Đức Thúy đã áp dụng và khá thành công trong việc ổn định thanh khoản. Quả là chỉ có ở Việt Nam.

Nước Mỹ, trong cơn khủng hoảng vẫn hành động bằng việc điều tiết dự trữ bắt buộc. Đó là một công cụ của điều hành vĩ mô nền kinh tế, tỷ lệ dự trữ bắt buộc tác động trực tiếp đến lượng cung tiền cho nền kinh tế, nó không có chức năng của việc điều tiết tiền từ ngân hàng này đến ngân hàng khác. Việc này, là của chính sách vi mô, thuộc về các ngân hàng. Sự dịch chuyển vốn theo công cụ vi mô này sẽ rất nguy hiểm như việc người đang lên cơn đau tim là được truyền máu thêm vào cơ thể. Chết có ngày.

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Luận tội của Phố Wall

Nước Mỹ chìm đắm trong nợ công, thất nghiệp, sản xuất đình đốn, thị trường chứng khoán ảm đạm. Người ta gọi theo tên của kinh tế học gọi là “giảm phát đình đốn”. Nguyên cớ do đâu?

FED, có quan đầu mối điều hành nền kinh tế của Mỹ, mỗi hành động của FED luôn có tác động đến nền kinh tế toàn cầu, đã hành động gấp gấp, bắt đúng bệnh, kê toa thuốc đúng bệnh cho nền kinh tế Mỹ thông qua các gói kích cầu, nới lỏng định lượng, giảm lãi suất, ... Thế nhưng, nền kinh tế Mỹ ngày càng lún sâu vào nợ công, thất nghiệp tăng chóng mặt. Điều này đang làm đau đầu tổng thống M. Obama và bộ sậu chính phủ của Nhà trắng.

Phố Wall, nơi đo lường sức mạnh của nền kinh tế Mỹ đã lao đao trong cả 2 năm nay, khó có thể tìm ra phương cách để vực lại lòng tin của người dân Mỹ đối với thị trường tài chính này. Lẽ tận cùng, người dân đã buộc phải khởi động phong trào “Chiếm lấy Phố Wall”. Họ chiếm để làm chi vậy?

Cơn giận dữ của những người thất nghiệp, những người làm công, những người hưởng phúc lợi xã hội đã dồn nén và tức nước vỡ bờ dội vào Phố Wall. Cả một phòng trào khởi phát tại Mỹ và có dấu hiệu lan rộng đến Châu Âu – nơi cũng đang lao đao vì nợ công và thất nghiệp. Những người chiếm lấy Phố Wall, sau khi chiếm rồi thì làm chi nó? Hu hu, chẳng biết để mần chi cả. Chiếm là chiếm, chiếm để ....

Thủ phạm sâu xa nhất để những người trút giận qua phong trào chiếm lấy Phố Wall chính là sự phân hóa giàu nghèo trong nội tại xã hội Mỹ. Đất nước này, tự hào là nơi khởi phát cho toàn cầu hóa, cho những nhân tài sáng tạo, cho các phát mình, là nơi cất giữ dòng vốn của toàn cầu. Chính điều đó, đã tạo nên con số tỷ lệ người giàu ở nước Mỹ luôn chiếm tỷ lệ lên đến 40% giá trị tài sản của nước Mỹ. Họ là những ai? Thưa rằng, chỉ 1% người giàu nhất của nước Mỹ. 1% đó đang cầm trịch cho toàn bộ nền kinh tế Mỹ, 99% còn lại, phụ thuộc vào 1% đó.

Những tỷ phú nước Mỹ, trong cơn biến động tài chính toàn cầu, họ vẫn giàu có, tài sản ngày càng tăng lên. Nước Mỹ, với niềm tự hào có GDP cao nhất thế giới nhưng bao năm nay, nó có tăng lên được mấy đâu. Điều đó cho thấy rằng, 99% người dân lao động còn lại của nước Mỹ ngày càng nghèo đi bởi các tỷ phú ngày càng giàu lên. Đồng tiền, tài sản đang chuyển dần vào tay các tỷ phú người Mỹ.

Trong khủng hoảng tài chính, chính phủ Mỹ đã làm một việc, việc đó đã làm tăng thêm sự giận dữ của người lao động: Bơm thêm tiền để cứu các doanh nghiệp Mỹ - ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất ô tô, ... Tiền đó, được lấy từ nguồn nộp thuế của người lao động có thu nhập thấp. Ngay cả W. Buffet cũng đã chỉ rõ rằng, các tỷ phú Mỹ có mức đóng thuế thu nhập thấp hơn những người lao động khác.

Người dân Mỹ đã đúng khi tìm ra gốc rễ của sự phân hóa giàu nghèo và bất công trong thu nhập xã hội. Phố Wall chính là nơi để các tỷ phú Mỹ kiếm tiền. Họ phải chiếm lấy Phố Wall để không còn cơ hội cho các tỷ phú làm giàu thêm. Tỷ phú không giàu thêm, đồng nghĩa với việc người lao động Mỹ có thêm thu nhập.

Đó chính là tội nặng nhất của Phố Wall.

Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

Trường học và tính cách

Hôm nay dẫn cu anh đi học, bố con đến lớp muộn nên được chứng kiến cảnh cả cô và trò tập thể dục buổi sáng.

Cô giáo đứng trước lớp, các cháu đứng xếp thành hàng đối diện. Tiếng loa phát thanh vang vang nhịp điệu nhanh, rõ ràng... Vậy mà, cô giáo vẫn cứ diễn đôi tay mềm mại, uốn dẻo, thân hình uốn lượn điệu đàng.

Tôi chợt mong lung nhận ra một suy nghĩ thiệt ngớ ngẫn: Hầu hết các trường mầm non và cấp tiểu học, giáo viên đều là phụ nữ. Trường hai anh em học đều cũng toàn cô giáo. Liệu điều đó có ảnh hưởng đến tính cách của các bé trai? Rõ ngớ ngẫn, bao nhiêu năm nay, bao nhiêu thế hệ trẻ con lớn lên cũng từ những ngày chập chững bước vào trường mầm non, tiểu học. Những năm đó chỉ toàn cô giáo ấy thôi. Tôi tự trả lời cho mình câu hỏi.

Vậy nhưng, đó là trước đây, tôi đã từng nhìn ngắm tụi trẻ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Lào, Thái Lan, mỗi buổi học thể dục được chia thành 2 nhóm bé trai và bé gái. Mỗi nhóm học thể dục mỗi môn khác nhau. Nhóm bé trai do thầy giáo hướng dẫn.

Quái lạ, cớ sao Việt Nam mình không làm như thế? Có lần, đọc trên báo Thanh niên thấy ở Nghệ An có 1 thầy giáo làm “mẹ hiền”.

Các bé trai, với độ tuổi lên năm lên ba, bước vào giai đoạn định hình hành vi xã hội, bản năng cá nhân cần có những bài học, hướng dẫn phù hợp với bản năng phát triển của các cháu. Liệu rằng ngày nào các cháu cũng nhìn cách cô giáo hướng dẫn theo cách nhẹ nhàng, điệu đàng, nhún nhẩy, mềm dẻo, dịu dàng với những tính cách hoàn toàn của người phụ nữ thì các cháu sẽ có được tính cách của “bản lĩnh đàn ông thời nay” không?

Tôi may mắn được làm việc trong môi trường doanh nghiệp, chuyên thực hiện đào tạo, huấn luyện các nghiệp vụ chuyên mon. Trong quá trình hướng dẫn cùng các đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng, các bạn nữ bao giờ cũng tự tin hơn trong việc đưa ra ý kiến. Các đồng nghiệp nam rất ít khi đưa ra ý kiến trước (trừ một vài người có cá tính rất độc lập)

Có dạo, báo chí đã đưa ra chuyên mục tốn khá nhiều giấy mực và thời gian tranh luận của mọi người: Tại sao các người đẹp Việt Nam chỉ kết hôn với người nước ngoài (hoặc Việt kiều)?

Người ta đã viện dẫn rất nhiều ý kiến về đàn ông Việt Nam hiện nay, và có một ý kiến mà nhiều người cho rằng đúng: Đàn ông Việt thiếu nam tính.

Thế nào là nam tính?: