Xưa, mẹ cặm cụi lặt rau, làm cá, xay lúa, bổ củi. Cứ cặm cụi suốt sáng sớm cho đến đêm khuya. Hỏi mẹ, mẹ bảo, bây có muốn ăn ngon không mà cứ hỏi mãi.
Món mẹ nấu, cũng chẳng có chi nhiều. Xưa, nhà nghèo lắm, xơ xác như vùng quê đầy nắng gió mùa hạ, đói run cầm cập như giá buốt mùa đông. Ngô khoai sắn thay cơm vẫn tìm về trong giấc mơ của tôi mỗi khi nhớ về mẹ. Khó thế, nhưng những món mẹ nấu, cứ thấm đến đầu môi, cuối lưỡi. Để cùng tháng năm, in đậm trong tâm hồn.
Món ngon của mẹ chỉ là bát canh chua nồng nàn thơm ngậy giữa mùa hạ. Tụi tôi, những đứa nhóc gầy đét, đen nhẻm, suốt ngày lội ao lội ruộng mò cá, đắp bờ. Hồi đó, may mà còn nhiều tôm cá nên cứ ra đồng là có cái ăn. Tụi tôi, lớn lên với đồng ruộng, với hương gió đồng khen khét, với man mát nồng hơi đất sau cơn mưa dông mùa hạ.
Món của mẹ, có khi chỉ là miếng cá khô, hũ mắm giữa mùa đông ngập lụt. Tụi tôi, cứ vào mùa ngập lụt là rệu rạo nhai cá khô thay cơm. Đồng ngập một màu trắng đục, nhấp nhoáng ánh trăng le lói giữa đêm khuya cứ rờn rợn. Tụi tôi, lại giăng lưới giữa buốt giá đêm đông, những ngọn đèn dầu leo lét cháy dang dỡ như cuộc đời cơ cực của cha mẹ.
Món ngon, chỉ có thể là mớ rau sống hái vội trong vườn, là bát canh nấu rau tập tàng loanh quanh trong ngõ.
Tôi, thằng con áp út, phiêu bạt bao nơi, đi bao chốn, thi thoảng trở về bên mẹ. Mẹ không bao giờ hỏi ăn gì để mẹ nấu mà chỉ cần nhìn con thôi. Thế là cả món ngon đầy bữa. Bố hay bảo, thằng này rách trời lọt xuống nên toàn đòi ăn ngon, toàn khoai với ngô mà lớn lên thôi.
Mẹ đi, xai ngái một đời, về với miền gió và cát, mênh mang trong tôi là hương vị món ngon mẹ nấu. Từ bé đến giờ, tôi chẳng thèm món gì. Giờ, buồn vui lẫn lộn, chống chếnh nhớ mẹ, chỉ thèm một món do bàn tay mẹ làm.
Biết vậy thôi, chừ khó lắm rồi.
Tổng số lượt xem trang
Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014
Thứ Tư, 2 tháng 7, 2014
FDI khủng: "Được voi đòi cả quản tượng"
Câu chuyện đề xuất thành lập đặc khu kinh tế của Formosa bổng trở nên "trên trời" đối với chính phủ Việt Nam và đối với hành lang pháp lý về đầu tư, kinh doanh, quản lý doanh nghiệp của hệ thống pháp luật Việt Nam. Với đề xuất "lạ đời" của Formosa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã thẳng thừng "Không cần thiết". Đấy là câu trả lời mạnh mẽ và nhất quán. Bên cạnh đề xuất này vượt khung pháp lý thì những đề xuất tương tự là "chưa có tiền lệ và không cần thiết".
Xưa, trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói với chúa Nguyễn Hoàng rằng "Hoành sơn nhất đái, Vạn đại dung thân" để nói lên vị trí chiến lược trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của xứ Đàng Trong. Giữ được dãy Hoành Sơn là bảo vệ được an nguy của dân tộc, đó là địa linh. Dãy Hoành Sơn là một nhánh lớn tách từ Đại Trường Sơn chạy từ tây về giáp biển đông. Vì là địa linh, là đôi mắt nhìn ra Vịnh Bắc Bộ nên nó trở nên quan trọng trong an ninh quốc phòng. Những ngày tháng 10/2013, người con vĩ đại của đất nước, đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã chọn Mũi Rồng, núi Thọ Sơn để hoá linh. Nơi người an nghỉ đầu gối Hoành Sơn, mắt hướng về biển đông dõi về biển Đông muôn đời sóng vỗ.
Trở lại với câu chuyện các dự án FDI khủng: Trước, Samsung đã đặt nhiều điều kiện cho việc mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Chính phủ và địa phương đã rốt ráo hỗ trợ để giúp Samsung phát triển. Một thời, họ cũng đã đòi hỏi nhiều ưu đãi về chính sách thuế, chính sách sử dụng đất, sử dụng vốn, nhân công, công nghệ,... Tuy nhiên, đến nay, đầu tư của Samsung cũng là mô hình cho Việt Nam học hỏi, hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu của Samsung chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam.
Với Formosa, tự dưng họ lại đề xuất thành lập một đặc khu kinh tế riêng biệt. Nhìn lại lịch sử của dự án, họ đã nhận được quá nhiều ưu đãi, nhiều đòi hỏi đã được đáp ứng từ phía địa phương và chính phủ. Vậy mà, họ leo thang đòi hỏi thêm vô lý. Họ tạo ra tiền lệ cho những kiến nghị tương tự và buộc chính phủ phải đi quản lý riêng rẻ từng dự án. Việc này, tương tự như câu châm ngôn hiện đại Đã được voi rồi còn đòi cả quản tượng.
Dự án thép Formosa, không cẩn thận lại biến Việt Nam mình thành một nơi chứa phế liệu khổng lồ.
Xưa, trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nói với chúa Nguyễn Hoàng rằng "Hoành sơn nhất đái, Vạn đại dung thân" để nói lên vị trí chiến lược trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của xứ Đàng Trong. Giữ được dãy Hoành Sơn là bảo vệ được an nguy của dân tộc, đó là địa linh. Dãy Hoành Sơn là một nhánh lớn tách từ Đại Trường Sơn chạy từ tây về giáp biển đông. Vì là địa linh, là đôi mắt nhìn ra Vịnh Bắc Bộ nên nó trở nên quan trọng trong an ninh quốc phòng. Những ngày tháng 10/2013, người con vĩ đại của đất nước, đại tướng Võ Nguyễn Giáp đã chọn Mũi Rồng, núi Thọ Sơn để hoá linh. Nơi người an nghỉ đầu gối Hoành Sơn, mắt hướng về biển đông dõi về biển Đông muôn đời sóng vỗ.
Trở lại với câu chuyện các dự án FDI khủng: Trước, Samsung đã đặt nhiều điều kiện cho việc mở rộng đầu tư sản xuất tại Việt Nam. Chính phủ và địa phương đã rốt ráo hỗ trợ để giúp Samsung phát triển. Một thời, họ cũng đã đòi hỏi nhiều ưu đãi về chính sách thuế, chính sách sử dụng đất, sử dụng vốn, nhân công, công nghệ,... Tuy nhiên, đến nay, đầu tư của Samsung cũng là mô hình cho Việt Nam học hỏi, hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu của Samsung chiếm tỷ trọng không nhỏ trong giao dịch thương mại quốc tế của Việt Nam.
Với Formosa, tự dưng họ lại đề xuất thành lập một đặc khu kinh tế riêng biệt. Nhìn lại lịch sử của dự án, họ đã nhận được quá nhiều ưu đãi, nhiều đòi hỏi đã được đáp ứng từ phía địa phương và chính phủ. Vậy mà, họ leo thang đòi hỏi thêm vô lý. Họ tạo ra tiền lệ cho những kiến nghị tương tự và buộc chính phủ phải đi quản lý riêng rẻ từng dự án. Việc này, tương tự như câu châm ngôn hiện đại Đã được voi rồi còn đòi cả quản tượng.
Dự án thép Formosa, không cẩn thận lại biến Việt Nam mình thành một nơi chứa phế liệu khổng lồ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)