Hồi mới lấy vợ, dọn nhà cho bố vợ mình phát hiện ra một thùng đầy toàn đĩa than (vynil - long play), lúc phát hiện ra mình có ý bỏ đi nhưng hỏi ý kiến bố vợ, cụ bảo "chà, toàn đồ quý hiếm, để lại đó cho ba.Khi mô rảnh rỗi thì kiếm đầu nghe thử". Hồi trẻ, ông học ở Liên xô và Ucraina nên có thú đam mê âm nhạc Nga. Khi về nước, ngoài các vật dụng, sách vở là cả bao tải toàn đĩa than. Ngày trước, ông cụ có cái đầu quay đĩa nhưng đã hỏng lâu rồi nên đống đĩa than bị xếp xó.
Lời nói "toàn đồ quý hiếm" cứ ám ảnh mình. Hồi bé tí, nhà hàng xóm có cái đầu quay hình loa kèm, cứ đêm về là réo rắt kêu. Thi thoảng, ông hàng xóm lại kêu tụi trẻ con trong xóm để mở mấy cái đĩa cải lương, nghe hay đáo để. Vụ hàng hiếm của bố vợ mình cứ ấp ủ "bắn tỉa" đống đĩa kia mãi. Quả thật, âm thanh và âm nhạc mình chả hiểu biết lắm, có chăng cũng chỉ để "nó kêu cho vui tai". Thế nên, ấp ủ "chiếm đoạt" tài sản của bố vợ được hình thành đến hơn 6 năm nay rồi. Kỳ nghỉ vừa rồi chính thức lên phương án "chuyển quyền sở hữu" tài sản tinh thần của bố vợ. Vụ này cũng li kỳ và hấp dẫn nên cần có chương hồi rõ ràng. Kịch bản được dựng lên một cách chi tiết và mang tính thuyết phục với mục tiêu "việc đã rồi".
Phần I: Lùng sục đầu quay
Gần nhà mình, có cửa hàng chuyên bán đồ âm thanh cổ, nhạc xưa cũ. Thi thoảng ghé qua mua mấy cái CD cũng được ngắm hàng thửa của những năm 40 - 70 thế kỷ trước. Cha bán hàng, tính khá nghệ sỹ và chảnh, lão bảo "toàn bộ kho hàng này trị giá nhập vào đến hơn 15 tê". Mình cóc hiểu, cứ nghĩ là 15.000$, hỏi lại, tê là gì? Lão cười khẩy "chú mày là gà con rồi, 15 tờ i ti hỏi tỷ ấy". Chết ngất. Nhìn trong nhà toàn đồ kỳ quái, cũ thếch, mốc meo... Được cái lão này cũng dễ tính, cho phép mình lục tung nhà lão lên để kiếm cái đầu đĩa hợp với giá tiền mình đưa ra, lão bảo "với tầm xèng đó, hình như có, chú đi mà tìm, cẩn thận kẻo đổ vỡ là không có tiền đền đấy nhá". Lại bực với cái lão chảnh.
Sau tầm 3 tiếng, moi được trong góc cái đầu Victor JL-A25 hợp với giá tiền và hợp với cái ampli, CD hiện có ở nhà. Sau một hồi lau chùi, chỉnh sửa, cho cắm điện, đặt đĩa vào và ..... nghe tiếp lép bép lép bép, nổ như rang muối. Chết thật, chẳng lẽ mình toi công?
Một hồi lau chùi, mình đề nghị lão chủ lấy cái đĩa mới tinh để nghe thử... Chu choa, âm thanh trong veo, tiếng violin réo rắt, tiếng đệm piano mềm mại như dòng suối. Thế là ổn, công đoạn đầu tiên của mục tiêu chiếm đoạt đã hoàn thành. Một em Victor JL Made in Japan đời 1971 được hồi sinh, đi tong hơn hai củ. Chi thêm hơn trăm nữa để mua thử nghiệm cái đĩa test Accoutist. Đĩa mới láng coóng, bìa đẹp trắng trơn, ngửi còn cảm nhận được mùi nhựa vynil.
Lúc ôm nó về nhà, vợ nhìn thấy liếc xéo một phát, than rầm trời "Anh lại mang đống sắt vụn về đầy nhà nữa à. Bố con anh sao mà lắm thú chơi kỳ quái thế không biết". Ông cu Rơm lại phán đúng một câu "Bố đúng là cổ lỗ sĩ". Ông cu Nghé lại lon ton "Bố cho con chơi cái này nhé, quay quay hay bố nhờ". Xin ông. Lắm vẹo quá.
Phần II:Kết nối với Ampli và loa
Bộ âm thanh nhà mình có 2 con âm ly chất, hàng Nhật xuất Mỹ năm 83, bộ loa OPTONICA và SANSUI uýnh nhạc country và jazz thì thôi rồi. Đặc biệt, mấy thứ nhạc vàng cho vào nghe não nề, thúi ruột luôn. May mà con âm ly Victor đời cổ còn có cổng phono để cắm, chỉ cần chỉnh lại nguồn phát là ổn. Loa thì kệ nó, kêu được là hay rồi.
Dây tín hiệu của đầu JL còn chất Nhật xin, đầu dây hoa mai vẫn bóng, in chìm dòng chữ Made in Japan, đường mass lòng thòng không biết nối vào đâu đành dí tạm nó vô đường cáp truyền hình. Sau khi cân chỉnh độ cân bằng và chống rung, đầu JL sẵn sàng ăn điện.
Phát đầu tiên, mâm đĩa quay đều. Chậc, nhìn cái mâm đĩa quay quay hấp dẫn thiệt. Đầu kim Pioneer 201AC bóng đẹp, nhấc phát ăn luôn. Âm thanh lần đầu tiên được phát ra ....ROOOOOEEEEEEETTTTTTTT. Chi vậy trời. Bộ cháy phần nào đó chắc? Tim cứ nhảy nhót thót hết cả ruột. Sau một hồi kiểm tra lại cổng vào, è, té ra, cắm nhầm L và R. Hút chết.
Mần mò một lúc rồi cũng ổn, thử đi thử lại mấy lần các đường tín hiệu mới dám đặt kim đọc lên đĩa. Hồi hộp thiệt. Cái cảm giác sắp được nghe thấy âm thanh của đĩa than khá thú vị, nó tỷ như hồi bé lúc chờ đợi bóc hộp quà do bố đi công tác xa về tặng.
Lúc kim đọc được hạ xuống cũng là lúc âm thanh nổi lên, trời đất quỷ thần ơi, tiếng lép tép nổi lên trước rồi mới đến tiếng violin vang lên. Mình lặng người đi bởi đã lâu lắm rồi mới nghe lại được chất âm thanh thực đến vậy. Âm vực rộng, âm thanh phát ra loa căng tròn, cảm nhận như đang ngồi cạnh nghệ sỹ chơi vĩ cầm. Thành công, mình tự nhủ với công cuộc "âm mưu chiếm đoạt tài sản của bố - vợ".
Phần III: Việc đã rồi và công cuộc đàm phán căng thẳng
Ngay sau khi hoàn thành việc kết nối và nghe thử, mình triệu tập ngay vợ một cuộc họp đột xuất, tìm kiếm đồng minh để đàm phán với bố vợ. Ừm, đồng minh này khá tin cậy và tính hợp tác 99,99%. 1% còn lại còn đang lưỡng lự vì ... thêm một trò vui là thêm thiệt hại tài chính và ngân sách của vợ.
Cuộc họp 4 thành viên trong gia đình được hoàn tất một cách nhanh chóng, với nhiệm vụ được phân công cụ thể:
- Bố: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống âm thanh và dọn dẹp đống rác đã thải ra.
- Vợ: Tiếp tục cung cấp nguồn tài chính khi cầm thêm khoản đầu tư đột xuất.
- Cu Rơm: Gọi điện ngay cho ông ngoại để khoe bộ âm thanh mới sắm.
- Cu Nghé: Mời ông bà ngoại đến thưởng thức âm thanh đích thực.
- Nhiệm vụ chung cho 4 thành viên: Các bên tham giá có trách nhiệm thực hiện ngay quyết định trên.
Ngay sau khi các thành viên triển khai nhiệm vụ được giao, 45 phút sau tiếng xe máy của bố vợ đã xịch ngay cửa. Cụ bảo "Xem nào, cái chi mà tụi bây ầm ào hết cả lên. Cu Nghé đâu ra đây ông bế tí nào....". Chưa thấy một ai sắp "mất của" lại sẵn sàng mất tài sản đến thế. Thế "đã rồi" đã được bày ra, kiểu chi cũng "xuôi"
Tổng số lượt xem trang
Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013
Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013
Căn bệnh ĐẦU CƠ
Nền kinh tế nước nhà lại rơi vào vòng xoáy mới của nạn đầu cơ. Mấy năm nay, thị trường chứng khoán (TTCK), bất động sản (BĐS) đã làm kiệt quệ nguồn vốn cho tăng trưởng kinh tế bởi vấn nạn đầu cơ trên thị trường. TTCK vẫn đì đẹt, xanh vỏ đỏ lòng; BĐS vẫn bất động trước thông tin các gọi cởi trói, kích cầu, ...Ngày 12/4/2013, thị trường trong nước cũng như toàn cầu được phen chao đảo bởi VÀNG.
Giá vàng trên thị trường quốc tế đã giảm mạnh, lao dốc lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua. Một thập kỷ dài giằng dặc và điên cuồng bởi giá vàng. Cơn cuồng quay của giá vàng chỉ chịu dừng lại khi chạm mốc 1.35,6USD/oz, bốc hơi gần 10% so với phiên hôm trước. Các nhà đầu tư lẫn đầu cơ ngỡ ngàng, không thể tìm ra nguyên nhân của việc mất phanh này. Trong ngày hôm đó, không có một tin tin về kinh tế vĩ mô, tình hình chính trị toàn cầu mất ổn định hay động thái mới của chính sách tiền tệ của Mỹ, EU, Nhật Bản,...
Vậy điều gì gây nên cơn khủng hoảng giá vàng?
Các nhà đầu tư, coi vàng là thứ hàng hoá có khả năng thanh khoản cao, khi các luồng vốn đầu tư chưa có hoặc có nhưng khả năng sinh lời thấp thì họ đầu cơ vào vàng. Khi chuyển trạng thái của tiền qua vàng, lượng vốn bơm vào này không có dòng tiền nên coi nó là dạng đầu cơ. Đầu cơ, mục đích cuối cùng là kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua - giá bán. Khi vàng xuống giá, rồi có lúc nó lại vọt trở lên. Nhà đầu cơ vàng không chỉ ném tiền vào giá vàng mà họ tính đầu cơ dựa vào sự biến động của lạm phát. Khi lạm phát gia tăng, vàng là nơi trú ẩn của các dòng tài chính đầu cơ. Tuy nhiên, khi mà một lượng tiền lớn được EU, Mỹ, Nhật bơm ra thị thường bởi các công cụ QE, mua trái phiếu, tăng chi tiêu công... thì lạm phát của các khu vực này vẫn không thể nhích lên được. http://hoptrandinh.blogspot.com/2013/04/khi-ngao-op-cung-tien.html
Điều gì đang chế ngự nền kinh tế toàn cầu.
(còn tiếp)...
Giá vàng trên thị trường quốc tế đã giảm mạnh, lao dốc lớn nhất trong hơn một thập kỷ qua. Một thập kỷ dài giằng dặc và điên cuồng bởi giá vàng. Cơn cuồng quay của giá vàng chỉ chịu dừng lại khi chạm mốc 1.35,6USD/oz, bốc hơi gần 10% so với phiên hôm trước. Các nhà đầu tư lẫn đầu cơ ngỡ ngàng, không thể tìm ra nguyên nhân của việc mất phanh này. Trong ngày hôm đó, không có một tin tin về kinh tế vĩ mô, tình hình chính trị toàn cầu mất ổn định hay động thái mới của chính sách tiền tệ của Mỹ, EU, Nhật Bản,...
Vậy điều gì gây nên cơn khủng hoảng giá vàng?
Các nhà đầu tư, coi vàng là thứ hàng hoá có khả năng thanh khoản cao, khi các luồng vốn đầu tư chưa có hoặc có nhưng khả năng sinh lời thấp thì họ đầu cơ vào vàng. Khi chuyển trạng thái của tiền qua vàng, lượng vốn bơm vào này không có dòng tiền nên coi nó là dạng đầu cơ. Đầu cơ, mục đích cuối cùng là kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá mua - giá bán. Khi vàng xuống giá, rồi có lúc nó lại vọt trở lên. Nhà đầu cơ vàng không chỉ ném tiền vào giá vàng mà họ tính đầu cơ dựa vào sự biến động của lạm phát. Khi lạm phát gia tăng, vàng là nơi trú ẩn của các dòng tài chính đầu cơ. Tuy nhiên, khi mà một lượng tiền lớn được EU, Mỹ, Nhật bơm ra thị thường bởi các công cụ QE, mua trái phiếu, tăng chi tiêu công... thì lạm phát của các khu vực này vẫn không thể nhích lên được. http://hoptrandinh.blogspot.com/2013/04/khi-ngao-op-cung-tien.html
Điều gì đang chế ngự nền kinh tế toàn cầu.
(còn tiếp)...
Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013
Khi ngáo ộp cung tiền
Người ta đang tự hỏi, nước Mỹ đã bơm bao nhiêu USD vào nền kinh tế nội địa và toàn cầu trong 5 năm qua? FED vẫn cầm trịch nguồn cung tiền cho nước Mỹ.
Châu Âu, trong cơn bĩ cực của nợ công và triển vọng kinh tế ảm đạm, vẫn bơm tiền để cứu các chính phủ vỡ nợ và các ngân hàng mất thanh khoản. ECB và IMF vẫn chi bộn tiền cho các chính phủ mạnh tay chi tiêu.
Nhật Bản, sau một thời kỳ dài gần 2 thập kỷ, không thể tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế. Thủ tướng mới, Thống đốc mới đã đồng thanh tương ứng với khẩu hiệu "Bơm tiền" khủng cho nền kinh tế. BoJ mạnh dạn cung tiền, làm giảm sức mạnh của đồng yên trên toàn cầu nhằm kích thích lạm phát lên 2%.
Mỹ, Châu Âu, Nhật vẫn loay hoay với chính sách tiền tệ, tài khoá lỏng bằng các công cụ nới lỏng định lượng, mua trái phiếu, hỗ trợ thanh khoản, kéo lãi suất về gần 0%. Thế nhưng, nền kinh tế của các ngáo ộp vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng ổn định. Sự bất ổn của nền kinh tế các nước phát triển thể hiện sự bất ổn bởi tác động của các sự kiện toàn cầu.
Vận rủi của các chính sách tiền tệ luôn ám ảnh bởi chiến tranh, thiên tai, chính trị. Nước Mỹ sau trần nợ công lại đụng đến vách đá tài khoá. Khi tài khoá ổn định lại phải đối diện với "những cuộc chiến tranh". Chính quyền của tổng thống Obama vẫn điên đầu với những cú sốc chính trị trên toàn cầu. Nước Nhật, sau trận đại hồng thuỷ vẫn lo lắng với mấy lão hàng xóm xấu bụng luôn nhăm nhe gây sự và tranh chấp.
Châu Âu, trong cơn bĩ cực của nợ công và triển vọng kinh tế ảm đạm, vẫn bơm tiền để cứu các chính phủ vỡ nợ và các ngân hàng mất thanh khoản. ECB và IMF vẫn chi bộn tiền cho các chính phủ mạnh tay chi tiêu.
Nhật Bản, sau một thời kỳ dài gần 2 thập kỷ, không thể tăng trưởng danh nghĩa của nền kinh tế. Thủ tướng mới, Thống đốc mới đã đồng thanh tương ứng với khẩu hiệu "Bơm tiền" khủng cho nền kinh tế. BoJ mạnh dạn cung tiền, làm giảm sức mạnh của đồng yên trên toàn cầu nhằm kích thích lạm phát lên 2%.
Mỹ, Châu Âu, Nhật vẫn loay hoay với chính sách tiền tệ, tài khoá lỏng bằng các công cụ nới lỏng định lượng, mua trái phiếu, hỗ trợ thanh khoản, kéo lãi suất về gần 0%. Thế nhưng, nền kinh tế của các ngáo ộp vẫn chưa có dấu hiệu tăng trưởng ổn định. Sự bất ổn của nền kinh tế các nước phát triển thể hiện sự bất ổn bởi tác động của các sự kiện toàn cầu.
Vận rủi của các chính sách tiền tệ luôn ám ảnh bởi chiến tranh, thiên tai, chính trị. Nước Mỹ sau trần nợ công lại đụng đến vách đá tài khoá. Khi tài khoá ổn định lại phải đối diện với "những cuộc chiến tranh". Chính quyền của tổng thống Obama vẫn điên đầu với những cú sốc chính trị trên toàn cầu. Nước Nhật, sau trận đại hồng thuỷ vẫn lo lắng với mấy lão hàng xóm xấu bụng luôn nhăm nhe gây sự và tranh chấp.
Tạ từ
Tạ từ ngày tháng rong chơi
Ừ thôi một tiếng thở dài chợt vơi
Xa chuỗi ngày chốn biển khơi
Tạ từ ta lại về nơi quê nhà
Quê nhà vương giọt nắng rơi
Cơn mưa nặng hạt thảng rơi ngoài đồng
Ta chợt hiểu những mênh mông
Ra đi - trở lại bến sông cuộc đời
Bến đời neo lại chút thôi
Dẫu mai đây: nắng - gió - mưa đời mình
Về thắm lại những ân tình
Tạ từ một tiếng, níu mình với quê
Ừ thôi một tiếng thở dài chợt vơi
Xa chuỗi ngày chốn biển khơi
Tạ từ ta lại về nơi quê nhà
Quê nhà vương giọt nắng rơi
Cơn mưa nặng hạt thảng rơi ngoài đồng
Ta chợt hiểu những mênh mông
Ra đi - trở lại bến sông cuộc đời
Bến đời neo lại chút thôi
Dẫu mai đây: nắng - gió - mưa đời mình
Về thắm lại những ân tình
Tạ từ một tiếng, níu mình với quê
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)