Câu chuyện tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô đang được nhiều người, các phương tiện truyền thông nhìn về phía ngân hàng trung ương. Hình như, người ta đang mong mỏi ở cơ quan này một chính sách ... bùng nổ.
Trong giai đoạn chống lạm phát, chính sách tiền tệ và tài khóa là 2 con át chủ bài mà mọi quốc gia luôn sử dụng. Kết quả của nó thường mang theo hiệu quả và hậu quả. Hiệu quả là kiềm chế được lạm phát, hậu quả là tăng trưởng giảm.
Tuy vậy, để ổn định vĩ mô không chỉ có 2 chính sách trên. Ví dụ, để giảm giá lương thực, thực phẩm, chính phủ có thể kích cầu bằng các gói hỗ trợ người nông dân, các chủ điền để kích thích tăng sản lượng, tăng diện tích gieo trồng, chăn nuôi. Lượng cung được đẩy ra mạnh nên cầu được đáp ứng, giá giảm. Trong rổ tính giá CPI thì lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng kha khá.
Chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã ban hành nhiều chính sách mang tính "cưỡng bức". Âu cũng là cách làm buộc phải làm, nếu không có cưỡng bức như vậy thì thị trường tất loạn. Giá của tiền sẻ được thị trường quyết định nhưng tiền không phải là mớ rau ngoài chợ nên cần có những định hướng cho thị trường. Để quản lý được cần thực thi chính sách Bình để Trị, Trị để tề Thiên. Chốt là là cần sử dụng chính sách Bình Trị Thiên.
Bình: Bình ổn lại những biến động đang diễn ra
Trị: Trừng trị những đầu sỏ đang gây loạn thị trường.
Thiên: Định ra thiên hướng mang tính lâu dài, ổn định.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét