Tổng số lượt xem trang

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Khi giá của tiền tăng - giảm

Mức lãi suất tiền gửi được áp 9%/năm là giá cả của tiền. Với người bán - người gửi tiền, mức giá này có quá thấp? Hay với người mua - ngân hàng (nhận tiền gửi), mức giá này có quá cao?

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Gánh nặng tăng trưởng kinh tế

Câu chuyện tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô đang được nhiều người, các phương tiện truyền thông nhìn về phía ngân hàng trung ương. Hình như, người ta đang mong mỏi ở cơ quan này một chính sách ... bùng nổ.
Trong giai đoạn chống lạm phát, chính sách tiền tệ và tài khóa là 2 con át chủ bài mà mọi quốc gia luôn sử dụng. Kết quả của nó thường mang theo hiệu quả và hậu quả. Hiệu quả là kiềm chế được lạm phát, hậu quả là tăng trưởng giảm.
Tuy vậy, để ổn định vĩ mô không chỉ có 2 chính sách trên. Ví dụ, để giảm giá lương thực, thực phẩm, chính phủ có thể kích cầu bằng các gói hỗ trợ người nông dân, các chủ điền để kích thích tăng sản lượng, tăng diện tích gieo trồng, chăn nuôi. Lượng cung được đẩy ra mạnh nên cầu được đáp ứng, giá giảm. Trong rổ tính giá CPI thì lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng kha khá.
Chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã ban hành nhiều chính sách mang tính "cưỡng bức". Âu cũng là cách làm buộc phải làm, nếu không có cưỡng bức như vậy thì  thị trường tất loạn. Giá của tiền sẻ được thị trường quyết định nhưng tiền không phải là mớ rau ngoài chợ nên cần có những định hướng cho thị trường. Để quản lý được cần thực thi chính sách Bình để Trị, Trị để tề Thiên. Chốt là là cần sử dụng chính sách Bình Trị Thiên.
Bình: Bình ổn lại những biến động đang diễn ra
Trị: Trừng trị những đầu sỏ đang gây loạn thị trường.
Thiên: Định ra thiên hướng mang tính lâu dài, ổn định.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Tỷ giá USD/VND: Biến động trước hoài nghi về chính sách

Đô đang được bán ra với tỷ giá kịch trần biên độ cho phép. Đây có lẻ là động thái chốt lời trước cơn biến động sắp tới của tỷ giá.
FED đang dự tính gói kích thích Q.. hoặc OT mới để kích tăng trưởng kinh tế và việc làm của Mỹ. Thế giới này thực sự chao đảo với đồng USD.

Tháng 6: Nắng rát bàn chân khô

Gia tài của mẹ là con
Gia tài để lại cùng con với đời
Một thời mẹ đã tóc xanh
Một đời mẹ vẫn loanh quanh bếp nhà

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Lấy lại niềm tin: Cần ngay và luôn

Trong tình hình tăng trưởng tín dụng vẫn âm so với cùng kỳ năm 2011, chính sách tiền tệ đang bước đầu lấy lại niềm tin của thị trường. Trần lãi suất huy động đã 3 lần giảm với % giảm lên đến 3%, chỉ còn 11%/năm. Dự kiến, trong năm nay, lãi suất huy động tiếp tục giảm còn 10%, hoặc tỉ như CPI giảm sâu, lạm phát ổn định thì lãi huy động có thể còn 9%. Mức này là hợp lý cho nền kinh tế.
Đồng hành với lãi suất huy động, lãi cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên đã được áp trần 14%. Vậy nhưng, mức lãi suất này vẫn chưa đạt tới kỳ vọng của doanh nghiệp. Với chính sách tiền tệ liên tục được điều chỉnh giảm lãi suất đã tạo nên tâm lý chờ đợi của các ông chủ doanh nghiệp.
Họ chờ điều chi? Mòn mỏi chờ đợi khoản vay với mức lãi suất thấp để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh. Đây là trạng thái tâm lý do đã phải đối mặt với khó khăn tài chính quá lâu, sức chịu đựng đã cạn kiệt. Tâm lý chờ đợi và co cụm để phòng thủ đang phủ đầy trên khuôn mặt của các ông chủ.
Để xóa dần tâm lý này, cần có một chính sách tiền tệ mang tính dài hạn: Điều chỉnh giảm với mức giảm lớn của lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.