Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Quẩn quanh cuộc đời

Tự hỏi: Cuộc đời chi lạ, để đời người quẩn quanh với bao lo toan và kỳ vọng hạnh phúc? Có chăng, hạnh phúc chỉ là một khoảng rất nhỏ giữa bao lo toan và một vài niềm vui của cuộc sống.
Cuộc đời người là cả một trời hy vọng. Hy vọng hạnh phúc. Hạnh phúc là gì mà đời người đi tìm nó để khi đi hết con đường cuộc sống, nhiều người mỉm cười nói rằng mình đã tròn bổn phận. Phải chăng, hạnh phúc là cả một hành trình dài đi tìm ra bổn phận của cuộc đời mình. Mà rằng, bổn phận cuộc sống chỉ là những điều lo toan, là những khoảng lo sợ. Hay bổn phận là trách nhiệm phải mang lại niềm vui cho người khác.
Cuộc đời, chiết tự chính từ này có nghĩa là cuộc chơi có nhiều thành phần tham gia và nhiều sự kiện diễn ra theo một quy luật nhất định. Đời là một quảng thời gian sống của một người. Sống trọn một kiếp đời là việc đời người tham gia vào cuộc chơi theo một quy luật nhất định.



Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Vách đá tài khoá (Fiscal Cliff): Ngân sách và Tăng trưởng kinh tế

Những vấn đề tranh cãi giữa các ông nghị Quốc hội và Tổng thống B. Obama vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt khi năm tài khoá 2012 đang dần vào hồi kết.
Câu chuyện thâm thủng ngân sách, trần nợ công của chính phủ Hoa Kỳ là một câu chuyện dài tập, ly kỳ và bí ẩn. Đạo luật kiểm soát ngân sách đã được lập nên trong năm 2011 khi nợ công của chính phủ Hoa Kỳ lên mức cảnh báo. Đúng đêm giao thừa 2013, đạo luật này chính thức có hiệu lực. Khi đó, những ưu đãi về giảm thuế lương và thuế lao động đối với người có thu nhập chính thức chấm dứt. Bên cạnh đó, các khoản giảm thuế được áp dụng trong giai đoạn 2001 - 2003 mà Tổng thống Bush dựng nên cũng chấm dứt, doanh nghiệp không còn được hưởng ưu đãi về thuế.
Song hành cùng chính sách thuế, chương trình cắt giảm chi tiêu của tổng thống đương nhiệm sẽ có hiệu lực, các loại thuế liên quan đến chăm sóc y tế sẽ được áp dụng.
Như vậy, với chính sách giảm thuế chấm dứt, ngân sách chính phủ có thể bớt căng thẳng, nợ nần của chính phủ có thể được giảm xuống nhưng hậu quả nặng nề của nó chính là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khó có khả năng vực dậy, điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế Hoa Kỳ lại rơi vào vòng xoáy của suy thoái - trạng thái đau đầu của các chính khách.
Ai đã dựng nên Vách đá tài khoá?
Giai đoạn tổng thống Bush đương nhiệm, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá đẹp, chi tiêu chính phủ tăng vọt để đáp ứng cho phát triển kinh tế. Đến nhiệm kỳ của tổng thống Obama, ngân sách thâm thủng, nợ công lên cao, khi đó, các ông nghị - đại diện cho các đảng phái - bắt đầu lo lắng và lập nên đạo luật kiểm soát ngân sách.
Các cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ và tổng thống Obama đã vô tình dựng lên Vách đá tài khoá. Năm 2013. chính là thời gian các thoả thuận giữa tổng thống và nghị viện chính thức có hiệu lực. Nền kinh tế Hoa Kỳ đối mặt với suy thoái.
Những bước đầu công phá Vách đá tài khoá
Chính quyền tổng thống đã nhận thức rõ câu chuyện bi hài của Vách đá tài khoá nên đã thực hiện giải pháp nới lỏng định lượng (QE) nhiều lần trong năm 2012. Cho đến gần hết năm 2012, FED đã 4 lần thực hiện chính sách nới lỏng định lượng.
Đây là chính sách phi truyền thống trong chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia, một khi, nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái, ngân hàng trung ương hết dư địa để hạ lãi suất cho vay thì QE được áp dụng. Lượng USD được bơm vào nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng bằng cách mua lại các tài sản của ngân hàng thương mại hoặc của tổ chức tư nhân (thường là trái phiếu). QE lần 4 này (12/12/2012), FED mua lại đến 45 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn nhưng không mua vào trái phiếu ngắn hạn. Điều này, đồng nghĩa với 45 tỷ USD/tháng được bơm vào nền kinh tế thông qua các ngân hàng thương mại. Sau đó, các ngân hàng thương mại đem cho vay đối với người dân và tổ chức kinh tế nhằm kích thích phát triển. Tuy nhiên, bơm tiền ra đồng nghĩa với việc mở cửa cho lạm phát đi vào.
Cuối cùng, Hoa Kỳ có một công cụ siêu đẳng và không một quốc gia nào có thể làm được: In thêm USD khi nền kinh tế khủng hoảng.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Vốn ODA: Bài toán cho Việt Nam

Với mức thu nhập được tính là "nước có thu nhập trung bình", lượng vốn ODA vào Việt Nam ngày càng tụt giảm. Từ 2009 đến nay, lượng vốn ODA chảy vào VN theo cam kết qua Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ - CG - luôn có số giảm xuống, năm tới - 2013, lượng vốn ODA chỉ còn 6,48 tỷ.
Vốn ODA, thông thường, chảy vào các nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn đầu, thường khoảng 2 thập kỷ. Nguồn vốn này, luôn được sử dụng cho đầu tư hạ tầng, công cộng, phát triển cộng đồng và an sinh xã hội. Những khoản đầu tư này để phục vụ cho đầu tư phát triển trong tương lai.
Khi VN đã có một nền tảng cơ bản về hạ tầng, cơ sơ vật chất phục vụ cho giai đoạn phát triển mới, liệu ODA có còn phù hợp.
Hiện nay, có thể lấy ODA để phục vụ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo và đầu tư phát triển.
http://vneconomy.vn/20121210040022841P0C9920/cam-ket-gan-65-ty-usd-von-oda-cho-viet-nam-nam-2013.htm