Một tín hiệu lạ của nền kinh tế khi CPI của tháng 6 và tháng 7 liên tục giảm. Đây là dấu hiệu "bất thường" của nền kinh tế nếu so sánh với cả giai đoạn gần 40 tháng trước đó. CPI tháng 7 cũng là tháng duy nhất giảm so với lịch sử của 9 năm nay. Nguồn cơn làm sao có tín hiệu lạ này? Tất tần tật chỉ có thể quy tội cho tổng cầu suy giảm nghiêm trọng.
Trong nhứng năm trước đây, khi tổng cầu tăng mạnh, CPI liên tục tăng và kéo theo lạm phát tăng. Gốc lõi của lạm phát chính là chính sách tiền tệ - tài khoá, lượng cung tiền tăng cao hơn cả nhu cầu thực tế làm đẩy cầu ảo tăng.
Nền kinh tế Việt Nam hầu hết dựa vào nguồn xuất khảu, một khi thị trường thế giới chao đảo cũng vì suy giảm cầu thì nguồn tăng trưởng nhờ xuất khẩu bị giảm mạnh. Các doanh nghiệp hầu hết chú trọng thị trường nước ngoài chứ chưa tập trung phát triển nhu cầu thị trường trong nước. Số liệu thống kê cho thấy 6 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu đạt trên 53 tỷ đô, trong đó, các doanh nghiệp FDI chiếm 61%, chủ yếu là điện thoại, linh kiện điện tử, dầu thô. Trong khi đó, thuỷ sản, nông thổ sản, cà phê lại có mức tăng không đáng kể. Riêng gạo lại giảm nghiêm trọng. Doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu xuất khẩu của nền kinh tế. Và, cơ bản là, loại hình doanh nghiệp này nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhập khẩu lại chủ yếu từ Tàu nên nguồn cung đầu vào cho sản xuất lại phụ thuộc rất lớn vào phía Tàu. Thông tin mới nhất, Tàu đã thực thi nới chính sách tỷ giá nhân dân tệ so với đô là 1%. Đồng nghĩa với việc nhân tệ mất giá đi 1% so với đô la Mỹ để Tàu thúc đẩy xuất khẩu. Khi đồng đô lên giá tại thị trường cung thì thị trường nhập chắc chắn bị kéo giá lên, đồng nghĩa với tỷ giá cũng... nhảy múa theo. Các doanh nghiệp có giao thương với Tàu nên cân nhắc thông tin này và, đặc biệt, nếu có vay đô ở ngân hàng thì càng cần thận trọng hơn.
Một khi nền kinh tế đi vào đường suy giảm, mọi con mắt hay ý kiến đều dồn về hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại nay lại lo trọng trách vực lại tăng trưởng của nền kinh tế.
Hơn 1 năm qua, chính sách tiền tệ chặt, tín dụng được cung hạn chế. Nền kinh tế hay các doanh nghiệp sống được nhờ lượng cung tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nay, nguồn sữa ngon bị cắt rụp và thay vào đó là bánh mỳ .. nguội, doanh nghiệp có nuốt nổi không? Đã có một khoảng thời gian huy hoàng trong những năm trước khi tăng trưởng kinh tế luôn trên 7%. Các doanh nghiệp tha hồ vay, hăng hái nhập khẩu. Người dân chi tiêu hoành tráng, xài đồ nhập khẩu là một phong cách sống. Doanh nghiệp trong nước cứ mò mẫm thị trường nước ngoài, khu vực tiêu dùng trong nước bỏ ngỏ cho doanh nghiệp FDI, hàng nhập khẩu.
Khi bùng phát lạm phát, chính sách tiền tệ xiết chặt, lượng cung tiền bị cắt rụp, tiền không vay được, không có để xài, ... thế là kêu. Kêu thảm lắm, la lên, các hiệp hội thì đồng thanh tương ứng.