Thực chất của CPI tháng 4/2012 giảm không hẳn do lạm phát giảm mà, theo nhiều nhà phân tích, CPI do sức mua của người tiêu dùng đã cạn kiệt.
Sức mua tác động lên tổng cầu của nền kinh tế. Khi sức mua giảm kéo theo tổng cầu giảm nên CPI cũng tự nó .. tụt. Chả cần làm gì thì nó cũng tụt.
Về cơ bản, tổng cầu là nhu cầu (có khả năng tài chính để thanh toán) của toàn bộ nền kinh tế đối với hàng hóa cuối cùng. Nhu cầu của tổng cầu gồm nhu cầu trong nước và nhu cầu ngoài nước.
Nhu cầu nội địa bao gồm đầu tư của doanh nghiệp, tiêu dùng cá nhân, chi tiêu ròng của chính phủ.
Nhu cầu nước ngoài là nhu cầu xuất khẩu trừ đi nhập khẩu - xuất siêu hoặc nhập siêu.
Tổng cầu giảm sẽ xuất hiện giảm phát. Giảm phát sẽ gây nên tình trạng đình đốn hoặc suy thoái kinh tế.
Suy thoái hay đình đốn, nói chung, là căn bệnh khó chữa hơn lạm phát. Lạm phát có thể được nhanh chóng điều chỉnh bởi lượng cung tiền nhưng đình đốn, đơn thuốc nới lỏng định lượng chưa chắc cắt cơn.
Xem các báo cáo của các ngành, các hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội nghề, hầu hết đều có một đề xuất chung chung “ngân hàng xem xét giảm lãi suất cho vay” hoặc “đề nghị chính phủ, ngân hàng nhà nước áp trần lãi suất cho vay giảm xuống để cho vay doanh nghiệp”.
Thông tin báo chí gần đây cũng đã đưa tin về việc hàng chục nghìn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đình đốn sản xuất, người lao động thiếu việc làm và nền kinh tế trở nên … đình lạm.
Tình hình chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Việt Nam trong hiện nay là lỗ. Lỗ chứ chưa đến mức phá sản. Tại sao lỗ?
1. Chi phí lãi ngân hàng:
Nguồn vốn cung cấp doanh nghiệp phụ thuộc vào tín dụng từ ngân hàng thương mại. Khi chính sách thắt chặt tiền tệ được thực thi, lãi suất tín dụng đẩy lên cao làm cho chi phí lãi suất của doanh nghiệp tăng lên. Đây quả là một gánh nặng tài chính của doanh nghiệp. Khoản chi phí này cứ như nợ đời vậy. Khổ.
Một khi thị trường/sức cầu giảm do lạm phát tăng thì không bán được hàng, doanh thu giảm nên lợi nhuận cũng đi tong. Vì vậy, lãi cứ đè lên đầu. Đến một ngày đẹp giời, không tiền trả nợ, thế là kêu phá sản. Còn lâu mới phá sản, để phát sản được, khó lắm.
2. Chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Chi phí này tỷ như khấu hao, tiền lương tiền công, mua sắm thiết bị văn phòng, sửa chửa máy móc thiết bị, khuyến mãi quảng cáo, truyền thông, nộp thuế, phí và lệ phí…
Ngay cả các chi phí này, SME cũng có thể vay ngân hàng để thanh toán.
Tựu chung, nguồn cơn của việc SME đang kêu gào thảm thiết về lỗ, phá sản, ngừng hoạt động chính là "khủng hoảng tài chính" của chính doanh nghiệp. Trong cơn bĩ cực này, doanh nghiệp có vay thì cũng chỉ muốn đảo nợ, cơ cấu lại nợ, hoãn/dãn lịch nợ đối với ngân hàng.
Tổng cầu đã giảm, sức mua của thị trường đang rơi vào tình trạng "mong muốn", chưa thành cầu rõ rệt.
Lúc này, tổng đầu tư của lĩnh vực tư nhân đang co cụm, chờ thời, không dám manh động đầu tư vì sợ rủi ro lãi suất.
Đầu tư công thì đang chững lại. Chính sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã liều thuốc đắng để cắt cơn lạm phát. Lượng cung tiền đột ngột giảm đã làm cho tổng cầu hụt hẫng. Đơn thuốc này đã làm được một việc lớn và chính đáng chính là ổn định lạm phát nhưng đã tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế trong ngắn hạn. Cung cầu nó song hành với nhau nên khi tổng cầu giảm thì tổng cung cũng chững lại.
Tuy nhiên, như trên đã trình bày, tổng cầu bỗng dưng tụt giảm mạnh là cho tổng cung rơi vào dư thừa (biểu hiện bởi dấu hiệu hàng tồn kho). Thực chất tăng trưởng giảm do tổng cầu giảm chứ chưa phải do tổng cung đình đốn và đổ vỡ.
Doanh nghiệp kêu gào thảm thiết bởi không bán được hàng mà thôi. Nếu vẫn bán được thì vẫn vay, vẫn sản xuất, cung cấp hàng hóa.
Vậy, doanh nghiệp kêu thảm thì có nên cứu không?
Câu trả lời là KHÔNG và CÓ:
KHÔNG: Mỗi căn bệnh đều có nguyên do của nó. Căn bệnh trầm kha về lạm phát đã nổi tiếng thế giới có gốc rễ là lượng cung tiền quá lớn nên đẩy tổng cầu danh nghĩa tăng lên cao. Tăng trưởng của nền kinh tế tỷ như người bệnh mới chớm khỏi bệnh đã dí cho liều thuốc bổ cực cao. Cứ tưởng khỏe mạnh, đẹp hồng hào vậy nhưng chỉ cần vận động tí, thời tiết thay đổi tẹo, hoặc có đứa nó hẩy chút xíu là lăn quay ngay.
Để chửa lạm phát thì lượng cung tiền buộc phải giảm. Tăng trưởng giảm tóe loe. Thuốc đắng thì mới giã tật, cắt làm phát thì buộc giảm tăng trưởng. Do vậy, doanh nghiệp gào lên vì phá sản, lỗ, thiếu việc làm là BÌNH THƯỜNG.
Giai đoạn hiện nay, nếu kích cầu trở lại bằng tăng cung tiền, tăng chi tiêu công thì nguy cơ lạm phát lại quay trở lại. Nếu kích cầu, lạm phát mới có chút giảm đã làm nó chững lại, nó thiết lập một mức giá mới và cứ như vậy đều đều tăng lên. Lại lạm phát.
Cắt lạm phát là buộc nó dừng lại, giảm xuống để thiết lập một mức giá thấp hơn. Khi mức giá thấp hơn, cầu mới có thể manh nha hình thành.
CÓ: Nên cứu những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cuối cùng, hàng hóa có tình chất thiết yếu đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày của người dân. Chú ném xèng vào bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ, nhập khẩu hàng xa xỉ thì .... lại chết có ngày.
Doanh nghiệp kêu là chuyện BÌNH THƯỜNG. Cái xứ mình nó vậy, khi sướng chả thấy kêu, chả thấy chia cho ai, khi khổ tí chút lại réo um lên, kêu gào thảm lắm.
Thị trường nào cũng có sự đào thải, anh làm kém thì anh chết. Chỉ có thể cứu doanh nghiệp khi trong tình hình lạm phát vẫn ổn định, lãi suất vay hợp lý, chi phí đẩy thấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét