Tổng số lượt xem trang

14,982

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

Quẩn quanh cuộc đời

Tự hỏi: Cuộc đời chi lạ, để đời người quẩn quanh với bao lo toan và kỳ vọng hạnh phúc? Có chăng, hạnh phúc chỉ là một khoảng rất nhỏ giữa bao lo toan và một vài niềm vui của cuộc sống.
Cuộc đời người là cả một trời hy vọng. Hy vọng hạnh phúc. Hạnh phúc là gì mà đời người đi tìm nó để khi đi hết con đường cuộc sống, nhiều người mỉm cười nói rằng mình đã tròn bổn phận. Phải chăng, hạnh phúc là cả một hành trình dài đi tìm ra bổn phận của cuộc đời mình. Mà rằng, bổn phận cuộc sống chỉ là những điều lo toan, là những khoảng lo sợ. Hay bổn phận là trách nhiệm phải mang lại niềm vui cho người khác.
Cuộc đời, chiết tự chính từ này có nghĩa là cuộc chơi có nhiều thành phần tham gia và nhiều sự kiện diễn ra theo một quy luật nhất định. Đời là một quảng thời gian sống của một người. Sống trọn một kiếp đời là việc đời người tham gia vào cuộc chơi theo một quy luật nhất định.



Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

Vách đá tài khoá (Fiscal Cliff): Ngân sách và Tăng trưởng kinh tế

Những vấn đề tranh cãi giữa các ông nghị Quốc hội và Tổng thống B. Obama vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt khi năm tài khoá 2012 đang dần vào hồi kết.
Câu chuyện thâm thủng ngân sách, trần nợ công của chính phủ Hoa Kỳ là một câu chuyện dài tập, ly kỳ và bí ẩn. Đạo luật kiểm soát ngân sách đã được lập nên trong năm 2011 khi nợ công của chính phủ Hoa Kỳ lên mức cảnh báo. Đúng đêm giao thừa 2013, đạo luật này chính thức có hiệu lực. Khi đó, những ưu đãi về giảm thuế lương và thuế lao động đối với người có thu nhập chính thức chấm dứt. Bên cạnh đó, các khoản giảm thuế được áp dụng trong giai đoạn 2001 - 2003 mà Tổng thống Bush dựng nên cũng chấm dứt, doanh nghiệp không còn được hưởng ưu đãi về thuế.
Song hành cùng chính sách thuế, chương trình cắt giảm chi tiêu của tổng thống đương nhiệm sẽ có hiệu lực, các loại thuế liên quan đến chăm sóc y tế sẽ được áp dụng.
Như vậy, với chính sách giảm thuế chấm dứt, ngân sách chính phủ có thể bớt căng thẳng, nợ nần của chính phủ có thể được giảm xuống nhưng hậu quả nặng nề của nó chính là tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khó có khả năng vực dậy, điều này đồng nghĩa với việc nền kinh tế Hoa Kỳ lại rơi vào vòng xoáy của suy thoái - trạng thái đau đầu của các chính khách.
Ai đã dựng nên Vách đá tài khoá?
Giai đoạn tổng thống Bush đương nhiệm, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá đẹp, chi tiêu chính phủ tăng vọt để đáp ứng cho phát triển kinh tế. Đến nhiệm kỳ của tổng thống Obama, ngân sách thâm thủng, nợ công lên cao, khi đó, các ông nghị - đại diện cho các đảng phái - bắt đầu lo lắng và lập nên đạo luật kiểm soát ngân sách.
Các cơ quan lập pháp của Hoa Kỳ và tổng thống Obama đã vô tình dựng lên Vách đá tài khoá. Năm 2013. chính là thời gian các thoả thuận giữa tổng thống và nghị viện chính thức có hiệu lực. Nền kinh tế Hoa Kỳ đối mặt với suy thoái.
Những bước đầu công phá Vách đá tài khoá
Chính quyền tổng thống đã nhận thức rõ câu chuyện bi hài của Vách đá tài khoá nên đã thực hiện giải pháp nới lỏng định lượng (QE) nhiều lần trong năm 2012. Cho đến gần hết năm 2012, FED đã 4 lần thực hiện chính sách nới lỏng định lượng.
Đây là chính sách phi truyền thống trong chính sách tiền tệ của nhiều quốc gia, một khi, nền kinh tế rơi vào trạng thái suy thoái, ngân hàng trung ương hết dư địa để hạ lãi suất cho vay thì QE được áp dụng. Lượng USD được bơm vào nền kinh tế trong giai đoạn khủng hoảng bằng cách mua lại các tài sản của ngân hàng thương mại hoặc của tổ chức tư nhân (thường là trái phiếu). QE lần 4 này (12/12/2012), FED mua lại đến 45 tỷ USD trái phiếu kho bạc dài hạn nhưng không mua vào trái phiếu ngắn hạn. Điều này, đồng nghĩa với 45 tỷ USD/tháng được bơm vào nền kinh tế thông qua các ngân hàng thương mại. Sau đó, các ngân hàng thương mại đem cho vay đối với người dân và tổ chức kinh tế nhằm kích thích phát triển. Tuy nhiên, bơm tiền ra đồng nghĩa với việc mở cửa cho lạm phát đi vào.
Cuối cùng, Hoa Kỳ có một công cụ siêu đẳng và không một quốc gia nào có thể làm được: In thêm USD khi nền kinh tế khủng hoảng.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2012

Vốn ODA: Bài toán cho Việt Nam

Với mức thu nhập được tính là "nước có thu nhập trung bình", lượng vốn ODA vào Việt Nam ngày càng tụt giảm. Từ 2009 đến nay, lượng vốn ODA chảy vào VN theo cam kết qua Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ - CG - luôn có số giảm xuống, năm tới - 2013, lượng vốn ODA chỉ còn 6,48 tỷ.
Vốn ODA, thông thường, chảy vào các nền kinh tế đang phát triển trong giai đoạn đầu, thường khoảng 2 thập kỷ. Nguồn vốn này, luôn được sử dụng cho đầu tư hạ tầng, công cộng, phát triển cộng đồng và an sinh xã hội. Những khoản đầu tư này để phục vụ cho đầu tư phát triển trong tương lai.
Khi VN đã có một nền tảng cơ bản về hạ tầng, cơ sơ vật chất phục vụ cho giai đoạn phát triển mới, liệu ODA có còn phù hợp.
Hiện nay, có thể lấy ODA để phục vụ cho công cuộc xoá đói giảm nghèo và đầu tư phát triển.
http://vneconomy.vn/20121210040022841P0C9920/cam-ket-gan-65-ty-usd-von-oda-cho-viet-nam-nam-2013.htm

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

Xong USD sẽ đến VÀNG

Câu chuyện tỷ giá bao năm trước của nền kinh tế đã làm đau đầu các nhà quản lý, điều hành vĩ mô. Tuy nhiên, từ khi đồng USD được neo ở mức lãi suất tối đa 2% đối với gửi tại ngân hàng, dẹp được thị trường chợ đen, neo biên độ biến động tỷ giá thì USD hết cửa quậy phá. Bước đầu, người nắm giữ USD đã dần chuyển sang nắm tiền đồng. Kể từ đó, tỷ giá USD/VND luôn ổn định, thi thoảng có vài ông ngân hàng sốt nhẹ tí vì thiếu USD để thanh toán, còn lại, ổn vẫn là ổn.
Trở lại thị trường vàng,.....

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Kinh tế vĩ mô: Ai đang kêu khó?

Cơ quan thống kê đã công bố số liệu thống kê các số liệu của nền kinh tế (http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=09/2012) và minh chứng được sự thật nền kinh tế không đến nỗi ... khó khăn. Cụ thể:
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Chín tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 12,8% so với cùng kỳ năm trước. Tổng mức hàng hóa bán lẻ chín tháng năm nay ước tính đạt 1713,1 nghìn tỷ đồng, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 6,7%. Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng chín tháng, kinh doanh thương nghiệp đạt 1322,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,2% tổng mức và tăng 16,5%; khách sạn nhà hàng đạt 201,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,8% và tăng 19,1%; dịch vụ đạt 170,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,9% và tăng 20,3%; du lịch đạt 18,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 1,1% và tăng 30,9%.
=> Bán lẻ và tiêu dùng vẫn tăng ầm ầm.
Doanh nghiệp kêu khó chỉ là những doanh nghiệp mần ăn dựa hơi đầu tư công, phụ thuộc vốn phần lớn vào nguồn tín dụng từ ngân hàng thương mại.



Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Đời Kẻ Chợ

Phố thị mưa rồi, có biết chăng?
Thu về liễu rũ đứng hai hàng,
Có kẻ lang thang trời kẻ chợ
Nhớ về mái bếp khói chiều mơ

Ngày xưa



http://www.youtube.com/watch?v=XjGGh0S82Io&feature=youtube_gdata_player

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Chuyện đời - Vặt vãnh phố thị

Ra đường, ngồi cà phê, gặp bạn của thằng bạn ở quê.
Bạn của bạn kể chuyện ngày xưa, hay thấu trời. Ngưỡng mộ.
Bạn của bạn bắt đầu kể chuyện đời bạn. Nghe thấy có gió bão.
Bạn của bạn kể sắm xe, mua nhà, buôn vàng, buôn đất, chơi chứng đều ngon lành. Bạn của bạn tự hào: Nhiều đứa chết sặc gạch, còn bạn của bạn vẫn giàu sang.
Bạn của bạn chỉ chiếc xe hơi cáu cạnh đỗ bên hè, trị giá khoảng dăm ba tỷ bạc. Nhìn lại con rim chiến của mình, tự dưng ... thấy ngại.
Bạn của bạn khoe: Cái áo tui mặc hàng hiệu không à, giá mua gần 1 nghìn. Chiếc ví LV bạn quẳng trên bàn cà phê, căng phồng, nếu soi giá bán ở shop trên Metropole chắc đến dăm ngàn Mỹ kim. Đột nhiên, mình mò ra sau mông mình, ví lép kẹp.
Bạn của bạn hẹn: Cuối tuần làm bữa nhậu trên khách sạn gần Hồ Tây. Tự nhiên ngạt mũi, tai ù.
Mình hỏi lại bạn: Con mấy tuổi rồi, bạn của bạn bảo, học lớp 2.
Mình hỏi: Vợ mần mô? Bạn của bạn ngập ngừng, tui làm tập 2 rồi, nhưng đã out.
Tự dưng, câu chuyện trở nên nhàn nhạt, mình vội chuồn.
Tự dưng dớ dẩn: Tiền - Có mua được một mái ấm?

VỀ LẠI LỜI RU

VỀ LẠI LỜI RU

Về thôi, trong bát cơm chiều
Để nghe tiếng sáo cánh diều ngày xưa
Về tắm lại những ngày mưa
Lời ru của mẹ sớm trưa ru hời


À ơi hạt nắng dây mưa
Ầu ơ quạt mát đón đưa gió về
Cho con cả tiếng biển khơi
Ru con hết cả một trời núi non

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

"Yên lặng! Tôi sầu thôi"

"Lần đầu tiên tôi hiểu
Thân phận kẻ mồ côi"

Ngày này, 13 tháng trước, mẹ mất trong chớm nắng thu vàng, một ngày sau rằm Trung thu. Nắng mùa thu, mát lành sau hạ oi nồng, hanh hao và cằn cỗi. Mùa thu, mẹ lấy mớ chăn bông đem ra phơi lại, mẹ bảo "sắp mùa đông rồi, phơi lại cho có hơi nắng, khi mô đem ra nằm, mùi nắng vẫn còn vương"
Hôm trước, con mơ thấy mẹ. Dáng mẹ ngồi bên giường mờ ảo, con vẫn nói chuyện với mẹ, mẹ bảo, "con ở xa thì chí thú làm ăn, bố mẹ vẫn đủ sống thoải mái".
Hơn một năm nay, giấc mơ thấy mẹ vẫn cứ lặp lại, vẫn dáng mẹ như ngày xưa, để rồi, khi tỉnh lại, nước mắt tràn khoé mắt.
Chỉ mình tôi hiểu, nỗi đau chẳng thể nguôi ngoai, chẳng thể chia sẻ cùng ai.
Yên lặng, tôi sầu thôi!

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012

QE3 ở Mỹ và lạm phát tại Việt Nam

Tấn trò đời của lạm phát Việt Nam vô cùng bí ẩn, đùng phát lại lên, ngẩn ngơ lại xuống. Việc giá cả trong nước bị tác động bởi chính sách tiền tệ và giá cả của nước ngoài là cả một căn bệnh của nền kinh tế.
Từ 2008 đến nay, lạm phát bốc lên trời rồi lại lặn sâu xuống biển. Từ trên 20% nay lại về dưới một con số, quả là đáng mừng.
Tuy vậy, cứ mỗi khi Hoa Kỳ có QE là một lần thêm lạm phát. Căn nguyên của lạm phát một phần lớn bởi chính sách tiền tệ trong quá khứ cũng như hiện tại, điều mà các nhà điều hành chính sách đang nỗ lực để khắc phục và định hướng theo kịch bản đã dựng nên. Nhưng, cú sốc hơn cả của nền kinh tế lại nằm ở giá dầu, vàng, ngoại tệ.
Mỗi QE là một lần lượng USD được bơm ra thị trường, có nghĩa rằng đồng USD được định giá thấp lại. Đồng USD thấp là căn nguyên của việc tăng giá vàng và dầu mỏ do tác động của "đầu cơ" và "nguồn vốn đầu tư trên các thị trường chứng khoán, tiền tệ". Căn nguyên vẫn là cơ chế tỷ giá của Việt Nam. Khi giá trị đồng USD giảm thì đương nhiên, đồng Việt Nam lên giá so với đồng USD.
Vàng và dầu mỏ ở Việt Nam lại có những biến động tréo ngoe với thị trường quốc tế. Vàng bao giờ cũng cao hơn giá quốc tế khoảng vài triệu đồng khi quy đổi ra đồng Việt Nam. Giá xăng dầu thì thế giới tăng thì mình chưa tăng nhưng nhà cung cấp cóc thèm bán hàng cho người mua, thế mới ... lạ.
Khi đồng Việt Nam tăng giá, có nghĩa là hàng hoá trong nước sẽ đắt lên. Hàng hoá đắt lên có nghĩa là CPI nó cũng ngoi lên. Nó lên hoài thì kêu là lạm phát. Khục.
Cái xứ miềng nó rứa, chả mần chi thì giá nó cũng phọt lên. Có làm căng thì lạm phát nó cũng đến.
Bởi vậy, chính sách tiền tệ đang phải gánh vác trọng trách rất lớn  cho cả nền kinh tế nước nhà: Ổn định vĩ mô. Nhưng, một mình NHTW đâu có gánh nổi khi mà ... các tập đoàn, công ty lớn nhỏ của nhà nước, của tư nhân đang lao đao vì nợ, buôn bán càng ngày càng lỗ. Chết sặc.
Dấu hiệu chỉ số CPI thấp trong mấy tháng gần đây không phải là nguồn cơn cho việc đồng ý tăng giá của xăng dầu, điện, chi phí y tế, giáo dục, giao thông vận tải. Chắc chắn, CPI tháng 9 sẽ ngoi lên cao.
Chỉ khổ các bác NHTW.

Thứ Bảy, 18 tháng 8, 2012

Cà phê và Cuộc đời

Dù bạn bận rộn đến đâu hay rảnh rỗi, hãy dậy sớm. Lên đường và tìm cho mình một hàng cà phê phù hợp. Cà phê không khách khí, không cầu kỳ, dù một mình bạn hay có thêm bạn bè, cà phê luôn mang đến cho bạn cuộc sống mới và những suy ngẫm trong cuộc đời.
Dù bạn trẻ, trung niên hay đã già, cà phê chào đón bạn đến với cuộc đời.
Khi bạn trẻ, cà phê không một mình. Cà phê mang đến cho bạn mối giao lưu bạn bè. Nếu bạn yêu nhau, hãy nói "cà phê nhé". Nếu bạn mến nhau, hay nói "cà phê không?"
Khi bạn qua tuổi thanh niên, hình như bạn thích ngồi cà phê một mình.
Khi bạn già, cà phê nói với bạn rằng "dù một chút thôi nhé, chỉ mình tôi chung thuỷ với bạn".
Nhiều người hỏi: Cà phê đắng không? Câu trả lời dường như đặt lại một câu hỏi "Cuộc đời bạn đã từng ngọt đắng chưa?". Nếu như, cuộc đời bạn cứ diễn ra ngày nay như bao ngày khác, ngày mai, bạn không phải lo nghĩ, suy tư thì cà phê dường như đắng chát với bạn. Nếu như bạn đang chan chứa yêu thương, cà phê thơm như tình yêu bạn đang có.
Cuộc đời người, rồi ai cũng phải trải qua những đắng cay của cuộc sống. Cuộc sống vốn dĩ chẳng thể nào tròn trịa dành cho đời người. Cuộc đời, bao vấp ngã và trải nghiệm. Cuộc sống, với bao buồn vui lẫn lộn. Dù bạn có mạnh mẽ, giàu có đến đâu, rồi sẽ có ngày bạn mất đi người thân yêu nhất. Nếu một ngày, bạn không còn mẹ, bạn sẽ thấy cuộc đời không còn nhiều màu hồng. Nếu một ngày, bạn mất cha, bạn sẽ thấy cuộc đời sao lẻ loi.
Khi bạn vui, bạn thành công ít lần bạn quên đi người bạn cà phê. Bạn chỉ nhớ đến hương vị nồng say của bia, rượu và những buổi tiệc. Khi bạn buồn hay bạn suy tư, cà phê gợi cho bạn những trầm tư của cuộc sống.
Cà phê không ồn ào. Nếu bạn ồn ào, bạn chẳng thể nào nhận ra những hương vị đặc trưng của cà phê. Nếu như cuộc đời của bạn chưa từng trải qua những vết đau, xin đừng đến với cà phê. Những vết thương hằn sâu trong lòng bạn để lại cho bạn những trầm tư. Lúc đó, cà phê đắng, đắng chát như cuộc đời mà bạn đang trải qua. Bạn lặng im một mình bên những giọt cà phê, lặng nghe tiếng thời gian trôi đi và đếm những ngày vất vả mong sớm qua. Cà phê đắng nhưng cho bạn vị ngọt đầu môi bởi nỗi đau đắng chát đã thấm đẫm vào trái tim bạn, còn hương vị đắng chát nào hơn những mất mát của cuộc đời.
Khi đó, một quán cà phê ở một góc phố yên bình, bạn chờ những giọt đời chảy xuống, bạn lắng nghe nốt nhạc Trịnh mãi "ru đời đi nhé, cho ta nương nhờ lúc thở than" và chợt nhận ra "tôi là ai mà đời trần gian thế". Bạn tự nhủ mình, "tôi ơi, đừng tuyệt vọng" để rồi "tôi là ai, mà yêu quá đời này". Khi bạn đã ngẫm nỗi đau cuộc đời, những đắng chát của cuộc sống thì khúc nhạc Trịnh cho bạn nơi nương náu tâm hồn. Cuộc đời bạn đã đắng cay rồi, nhưng, cà phê còn đắng đơn, chát mặn như giọt nước mắt muộn màng lăn dài trên má.
Đắng cay rồi sẽ đi qua, nỗi đau rồi sẽ nguôi ngoai. Khi bạn đã vượt qua những vấp ngã, bạn dường như mạnh mẽ hơn, bạn nhìn cuộc đời với bao trầm tư và trăn trở hơn. Lúc đó, cà phê đến với bạn như một người tri kỷ. Cà phê theo bạn đến cuối con đường của cuộc sống.





Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

CPI giảm: Mừng hay lo?

Chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 7/2012 tiếp tục tín hiệu giảm từ tháng 6/2012 với mức giảm 0,29% so với tháng 6. Một tín hiệu đáng mừng hay đáng lo cho nền kinh tế.
Thực tế, CPI tháng 7 bị tác động khá lớn ở rổ tính giá là lương thực và năng lượng. Nếu bóc tách giá lương thực và năng lượng ra khỏi rổ tính giá thì CPI lõi vẫn tăng. Tháng 7, giá xăng dầu giảm, giá lương thực, thực phẩm liên tục giảm bởi lượng cung dồi dào và lượng cầu mua hàng từ Trung Quốc giảm (tỷ như chuyện tôm hùm to đùng lại đem bán dạo ở vỉa hè ở Sài Gòn). Vừa qua, giá xăng dầu tăng trở lại không bị tính vào CPI tháng 7 nên dự kiến, trong tháng 8, CPI sẽ nhích lên chút đỉnh.
Nhiều người sớm lo rằng CPI giảm là dấu hiệu của giảm phát. Trong giai đoạn hiện nay, lạm phát vẫn lo mối lo thường trực của chính sách vĩ mô.
CPI giảm có thực là lượng cầu của người dân giảm? Đây chỉ là những nhận định của các chuyên gia và giới truyền thông, chẳng có một dẫn chứng cụ thể về số liệu nào cả?!
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tổng đầu tư tư nhân và lượng hàng hoá bán lẻ đều tăng so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, tổng lượng hàng hoá bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng tăng trên 19%, du lịch tăng, khách sạn nhà hàng tăng, dịch vụ tăng, thương mại tăng.
Tổng đầu tư tư nhân tăng trên 18% so với cùng kỳ năm 2011. Tiền ở đâu ra để khu vực tư nhân có con số tăng mạnh như vậy khi tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng chỉ đạt chưa đến 0,8%?
Con số thống kê chỉ là những con số vô hồn nếu nhưng không có những nhận định đi kèm. Nhiều chuyên gia kinh tế đã sớm "phang" với báo chí vài câu tỷ như "Kinh tế đang suy giảm", "Lo lắng Đình - Lạm", "Cầu kiệt quệ", .... Vậy nhưng, con số thống kê của cơ quan thống kê lại cho thấy nền kinh tế vẫn ổn, cầu vẫn tăng ầm ầm, tăng trưởng kinh tế có thấp hơn dự kiến nhưng vẫn tăng ổn.
Vậy nên, có nên lo lắng khi CPI giảm? Chính sách vĩ mô về tài khoá, tiền tệ vẫn nằm trong tay cơ quan quản lý chính sách, một cơ hội lớn cho NHNN, Chính phủ thi triển các động thái đổi mới kinh tế nước nhà.







Olympic: Trí và Lực

Có 2 cuộc thi Olympic đã và đang diễn ra ở nước ngoài, sự kiện mà con dân Việt Nam luôn ngóng tin mới. Hai cuộc thi, hai thái cực, hai cảm xúc khác nhau.
1. Olympic Trí tuệ:
Cuộc thi này dành cho tụi nhỏ, tụi trẻ còn mài đít trên ghế nhà trường, Tụi nhỏ học, chơi, đi thi đấu quốc tế để mang lại vinh dự, tự hào cho đất nước. Những tấm huy chương mà tụi trẻ mang về chứa đựng cả tự hào và vất vả của cha mẹ, của thầy cô và, hơn tất cả, chứa đựng cả trí tuệ của tụi nhỏ. Không tin ư, chứng cớ đây:
- Sinh học: 1 HCB, 3 HCĐ
- Vật lý: 1 HCV, 5 HCB, 2 HCĐ
- Hoá học: 1 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ
- Toán học: 1 HCV, 3 HCB, 2 HCĐ
Tổng cộng có 22 đứa nhỏ đi thi, bầu đoàn kéo tít qua bên Mỹ để thi thố và kết quả có được làm cho chúng ta tự hào. Bạn tôi ở Mỹ, không dấu được niềm tự hào đã bắn tin ngay cho tôi "Sướng quá ông à, mừng hết biết"
2. Olympic Thể lực:
Cái trò chơi này được diễn ra ở London ở xứ sương mù Âu Châu. 4 năm một lần, Việt Nam lại lũ lượt kéo nhau đi thi đấu. Năm nay, đoàn Việt Nam có 18 vận động viên tham gia thi đấu các môn cơ bản, xưa nhất của Olympic như điền kinh, thể dục dụng cụ, cử tạ, bắn súng, bơi lội, vật, judo, teakwondo, cầu lông, đấu kiếm, rowing. Đến hôm nay, kết quả chắc chắn 99% là ... trắng tay. Không có một huy chương nào được mang về kể từ ngày Hiếu Ngân kiếm được tấm HCB từ Sydney 2000.
18 vận động viên đi thi đấu kéo theo bầu đoàn thê tử 38 người. Lại một Olympic man mác buồn cho thể thao nước nhà.
Hai cuộc thi, hai kết quả khác nhau. Dẫu so sánh với nhau là quá khập khiễng nhưng ..... Chúng ta, đã quá quen với những hư danh và ảo vọng. Huy chương vàng Olympic London ư? Cuộc vui nào rồi cũng hết, tấm huy chương nào rồi cũng nhạt nhoà. Còn trí tuệ, trí tuệ của tụi nhỏ ngày càng bồi đắp thêm, lớn lên, chúng tham vọng trở thành người ... có trí tuệ.
Tụi trẻ thi về, vài cái bắt tay của xxx. Còn lại, cha mẹ, anh em, họ hàng, thầy cô tự thưởng cho mình những cuộc vui nhỏ với kỳ vọng một ngày nào đó trong tương lai, chúng được xướng tên như Ngô Bảo Châu đã có được.
Hôm qua, một báo cáo tưởng như vô thưởng vô phạt của WIPO -  Liên hiệp quốc được ban hành. Bao nhiêu năm rồi, Việt Nam vẫn ngụp lặn ở nửa dưới bảng xếp hàng. Tiêu chí xếp hàng của WIPO là Đổi mới - Sáng tạo (http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/83825/sos-thu-bac-vn-tren-xep-hang-tri-tue-toan-cau.html)
Để mai sau tụi trẻ có sáng tạo, cần đổi mới ngay bây giờ. Đổi mới để sáng tạo và sáng tạo cho đổi mới. Đổi Sáng - Kiến tạo nên những hy vọng tươi sáng hơn.








Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

Vu Lan về

Mùa Vu Lan năm này trùng với ngày giỗ đầu của mẹ. Mùa đầu tiên, con cảm nhận được nỗi đau ba nhiêu năm mẹ chịu đựng mỗi khi rằm tháng 7 về. Thủa nhỏ, bà ngoại mất, mẹ mồ côi từ hồi chưa tròn 5 tuổi, cứ mỗi độ Vu Lan về, mẹ lặng lẽ dọn bàn thờ để cúng rằm. Rằm tháng 7, miền Trung vẫn nắng chang chang, triền cát trắng sau nhà vẫn hầm hập nóng mẹ lại căm cụi chuẩn bị hương hoa, đã bao lần con nhìn thấy những giọt nước mắt trên khoé mặt mẹ. Nhiều lần con hỏi "răng mẹ khóc", mẹ nhẹ nhàng trả lời "khi mô con lớn lên rồi con sẽ hiểu lòng mẹ".
Con lớn lên, chưa kịp hiểu lòng mẹ, chưa một lần tự lau dọn bàn thờ để cúng rằm tháng 7 thì mẹ không còn. Mẹ đi, đi mãi vào cõi hư không. Gần một năm nay, bao đêm rồi con không ngủ bởi hình ảnh mẹ vẫn đi về trong nắng sớm ban mai. Vẫn là bóng áo tần tảo bên vườn, vẫn là mùi canh chua rộn ràng trong buổi cơm chiều hoàng hôn.
Mẹ đi, nắng như đã tắt, con chợt nhận ra, mẹ mất là con mất cả đường về, mất cả ước mơ của tuổi thơ, ánh đèn trước ngỏ giờ không còn sáng. Con vẫn đi về, vẫn gọi mẹ trong sáng sớm mai rồi bỗng nhận ra, mẹ đâu còn. Có những chuyến đi về, con đứng tần ngần trước cổng để chờ dáng mẹ đi về. Con như đứa trẻ ngày bé, vẫn khát khao miếng bánh đa khi mẹ chợ về.
Đã bao mùa Vu Lan, con vui khi chọn cho mình một bông hồng đỏ thắm. Có mẹ là có cả ước mơ, có cả tham vọng của cuộc đời. Có mẹ, có cả vị mặn mòi của biển trong nồi canh chua, có cả hương vị quê nhà trong khói bếp chiều. Mất mẹ, con miên man đi về. Lặng thầm chọn cho mình bông hồng màu trắng, trắng như vành khăn tang trên đầu mà lần đầu tiên thắt chặt lên đầu con. Màu trắng thật giản đơn. Mẹ tần tảo một đời để cho con được lớn lên. Mẹ dãi dầu mưa nắng để con được ấm chân. Màu trắng của mẹ là cả yêu thương và che chở, là cả chốn đi về của cuộc đời con. Vu Lan này, con tự hào lấy cho mình một bông hoa trắng để cảm nhận được hết những nhọc nhằn và yêu thương mẹ dành cho con.
Bố vẫn kể những câu chuyện ngày xưa còn mẹ rồi lặng nhìn vào áng mây chiều ráng hồng trên triền cát. Bố kể cho con nghe mớ cá ngoài chợ là mấy nghìn, để rồi, con chợt nhận ra, cuộc sống không có mẹ quả thật nhọc nhằn. Mẹ biết không, bố vẫn thức trắng đêm kể từ ngày mẹ mất. Ánh đèn trên bàn thờ mẹ leo lắt vào ánh mắt của bố. Đêm về, bố như chiếc bóng lặng thầm bên mẹ, miên man với nỗi buồn phu - thê xa cách, có lần bố bảo "ước gì bố đi thay mẹ được để các con không phải chịu khổ sớm".
Con vẫn miệt mài với cuộc đời của riêng con, nỗi đau mất mẹ con dấu kín trong lòng con. Nỗi đau mất mẹ chẳng thể nào vơi dần đi theo năm tháng bởi mất mẹ rồi con mới lớn khôn.




Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Samsung - Apple: Cuộc chiến bản quyền và vạ lây của Android

Cứ theo thông lệ, mỗi khi Apple chuẩn bị ra một sản phẩm mới thì toà án liên bang Mỹ lại có việc để làm. Lần này, khi iPhone 5 có tin đồn chuẩn bị ra mắt thị trường, cuộc chiến kiện tụng lại được Apple xới lên bằng việc tấn công vào Samsung/Galaxy S III - đối thủ chính trong thị trường smartphone hiện nay của iPhone.
Các thông tin bên lề cho rằng, đây quả là cuộc đại chiến trong làng công nghệ di động. Để có được vị trí trên thị trường hiện nay, Samsung đã trầy trật vượt qua nhiều cuộc kiện tụng lên toà án Mỹ, Châu Âu trong lĩnh vực điện thoại di động và máy tính bảng. Lần này thì khác, sau một thời gian S III nổi đình nổi đám trên thị trường thế giới, Apple cảm thấy cuộc cạnh tranh đang thổi sát sau gáy của họ, Apple chính thức khởi kiện lên toà án liên bang Mỹ.
Tuy vậy, theo nhận định, đại chiến này của Apple không chỉ nhằm vào đối thủ chính là Samsung mà là Apple muốn thâu tóm thị trường di động thông qua bản quyền. Đối thủ chính muốn nhắm đến là đại gia của làng tìm kiếm - Google.
Mấy năm qua, phần mềm Android xuất xưởng đã là một đối thủ xứng tầm với iOS. Miếng bánh thị phần mà bấy lâu nay iOS chiếm lĩnh nay bị một "tiểu tốt" Android gặm mất. Samsung chỉ là cái cớ để Apple đánh chiếm lại thị phần. Không chỉ Samsung mà châu á hiện có HTC cũng là nhà sản xuất phần cứng di động cũng như máy tính bảng chạy hệ điều hành Android. Một khi Samsung nhuốm màu đấu đá liên quan đến pháp lý tại thị trường Mỹ, HTC không khỏi vạ lây.
Apple vẫn đi theo con đường mà S. Jobs vạch nên với tham vọng độc chiếm thị trường di động và máy tính bảng. Tham vọng này của Apple chưa bao giờ chấm dứt.
Samsung sẽ phải hao tốn sức của để tham chiến tại toà. Google sẽ là người ngồi trên đống lửa. HTC sẽ phải chăm chú dõi theo kết luận của toà. Phát súng của Apple chẳng phải huỷ diệt Samsung hay HTC mà mục tiêu chính là ... Google.

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Lãi suất tín dụng 15%/năm: Liệu có thúc đẩy tăng trưởng

Một tín hiệu lạ của nền kinh tế khi CPI của tháng 6 và tháng 7 liên tục giảm. Đây là dấu hiệu "bất thường" của nền kinh tế nếu so sánh với cả giai đoạn gần 40 tháng trước đó. CPI tháng 7 cũng là tháng duy nhất giảm so với lịch sử của 9 năm nay. Nguồn cơn làm sao có tín hiệu lạ này? Tất tần tật chỉ có thể quy tội cho tổng cầu suy giảm nghiêm trọng.
Trong nhứng năm trước đây, khi tổng cầu tăng mạnh, CPI liên tục tăng và kéo theo lạm phát tăng. Gốc lõi của lạm phát chính là chính sách tiền tệ - tài khoá, lượng cung tiền tăng cao hơn cả nhu cầu thực tế làm đẩy cầu ảo tăng.
Nền kinh tế Việt Nam hầu hết dựa vào nguồn xuất khảu, một khi thị trường thế giới chao đảo cũng vì suy giảm cầu thì nguồn tăng trưởng nhờ xuất khẩu bị giảm mạnh. Các doanh nghiệp hầu hết chú trọng thị trường nước ngoài chứ chưa tập trung phát triển nhu cầu thị trường trong nước. Số liệu thống kê cho thấy 6 tháng đầu năm 2012, xuất khẩu đạt trên 53 tỷ đô, trong đó, các doanh nghiệp FDI chiếm 61%, chủ yếu là điện thoại, linh kiện điện tử, dầu thô. Trong khi đó, thuỷ sản, nông thổ sản, cà phê lại có mức tăng không đáng kể. Riêng gạo lại giảm nghiêm trọng. Doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu xuất khẩu của nền kinh tế. Và, cơ bản là, loại hình doanh nghiệp này nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nhập khẩu lại chủ yếu từ Tàu nên nguồn cung đầu vào cho sản xuất lại phụ thuộc rất lớn vào phía Tàu. Thông tin mới nhất, Tàu đã thực thi nới chính sách tỷ giá nhân dân tệ so với đô là 1%. Đồng nghĩa với việc nhân tệ mất giá đi 1% so với đô la Mỹ để Tàu thúc đẩy xuất khẩu. Khi đồng đô lên giá tại thị trường cung thì thị trường nhập chắc chắn bị kéo giá lên, đồng nghĩa với tỷ giá cũng... nhảy múa theo. Các doanh nghiệp có giao thương với Tàu nên cân nhắc thông tin này và, đặc biệt, nếu có vay đô ở ngân hàng thì càng cần thận trọng hơn.
Một khi nền kinh tế đi vào đường suy giảm, mọi con mắt hay ý kiến đều dồn về hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng thương mại nay lại lo trọng trách vực lại tăng trưởng của nền kinh tế.
Hơn 1 năm qua, chính sách tiền tệ chặt, tín dụng được cung hạn chế. Nền kinh tế hay các doanh nghiệp sống được nhờ lượng cung tín dụng của hệ thống ngân hàng. Nay, nguồn sữa ngon bị cắt rụp và thay vào đó là bánh mỳ .. nguội, doanh nghiệp có nuốt nổi không? Đã có một khoảng thời gian huy hoàng trong những năm trước khi tăng trưởng kinh tế luôn trên 7%. Các doanh nghiệp tha hồ vay, hăng hái nhập khẩu. Người dân chi tiêu hoành tráng, xài đồ nhập khẩu là một phong cách sống. Doanh nghiệp trong nước cứ mò mẫm thị trường nước ngoài, khu vực tiêu dùng trong nước bỏ ngỏ cho doanh nghiệp FDI, hàng nhập khẩu.
Khi bùng phát lạm phát, chính sách tiền tệ xiết chặt, lượng cung tiền bị cắt rụp, tiền không vay được, không có để xài, ... thế là kêu. Kêu thảm lắm, la lên, các hiệp hội thì đồng thanh tương ứng.








Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Khi giá của tiền tăng - giảm

Mức lãi suất tiền gửi được áp 9%/năm là giá cả của tiền. Với người bán - người gửi tiền, mức giá này có quá thấp? Hay với người mua - ngân hàng (nhận tiền gửi), mức giá này có quá cao?

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Gánh nặng tăng trưởng kinh tế

Câu chuyện tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô đang được nhiều người, các phương tiện truyền thông nhìn về phía ngân hàng trung ương. Hình như, người ta đang mong mỏi ở cơ quan này một chính sách ... bùng nổ.
Trong giai đoạn chống lạm phát, chính sách tiền tệ và tài khóa là 2 con át chủ bài mà mọi quốc gia luôn sử dụng. Kết quả của nó thường mang theo hiệu quả và hậu quả. Hiệu quả là kiềm chế được lạm phát, hậu quả là tăng trưởng giảm.
Tuy vậy, để ổn định vĩ mô không chỉ có 2 chính sách trên. Ví dụ, để giảm giá lương thực, thực phẩm, chính phủ có thể kích cầu bằng các gói hỗ trợ người nông dân, các chủ điền để kích thích tăng sản lượng, tăng diện tích gieo trồng, chăn nuôi. Lượng cung được đẩy ra mạnh nên cầu được đáp ứng, giá giảm. Trong rổ tính giá CPI thì lương thực, thực phẩm chiếm tỷ trọng kha khá.
Chính sách tiền tệ trong thời gian qua đã ban hành nhiều chính sách mang tính "cưỡng bức". Âu cũng là cách làm buộc phải làm, nếu không có cưỡng bức như vậy thì  thị trường tất loạn. Giá của tiền sẻ được thị trường quyết định nhưng tiền không phải là mớ rau ngoài chợ nên cần có những định hướng cho thị trường. Để quản lý được cần thực thi chính sách Bình để Trị, Trị để tề Thiên. Chốt là là cần sử dụng chính sách Bình Trị Thiên.
Bình: Bình ổn lại những biến động đang diễn ra
Trị: Trừng trị những đầu sỏ đang gây loạn thị trường.
Thiên: Định ra thiên hướng mang tính lâu dài, ổn định.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Tỷ giá USD/VND: Biến động trước hoài nghi về chính sách

Đô đang được bán ra với tỷ giá kịch trần biên độ cho phép. Đây có lẻ là động thái chốt lời trước cơn biến động sắp tới của tỷ giá.
FED đang dự tính gói kích thích Q.. hoặc OT mới để kích tăng trưởng kinh tế và việc làm của Mỹ. Thế giới này thực sự chao đảo với đồng USD.

Tháng 6: Nắng rát bàn chân khô

Gia tài của mẹ là con
Gia tài để lại cùng con với đời
Một thời mẹ đã tóc xanh
Một đời mẹ vẫn loanh quanh bếp nhà

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

Lấy lại niềm tin: Cần ngay và luôn

Trong tình hình tăng trưởng tín dụng vẫn âm so với cùng kỳ năm 2011, chính sách tiền tệ đang bước đầu lấy lại niềm tin của thị trường. Trần lãi suất huy động đã 3 lần giảm với % giảm lên đến 3%, chỉ còn 11%/năm. Dự kiến, trong năm nay, lãi suất huy động tiếp tục giảm còn 10%, hoặc tỉ như CPI giảm sâu, lạm phát ổn định thì lãi huy động có thể còn 9%. Mức này là hợp lý cho nền kinh tế.
Đồng hành với lãi suất huy động, lãi cho vay đối với một số lĩnh vực ưu tiên đã được áp trần 14%. Vậy nhưng, mức lãi suất này vẫn chưa đạt tới kỳ vọng của doanh nghiệp. Với chính sách tiền tệ liên tục được điều chỉnh giảm lãi suất đã tạo nên tâm lý chờ đợi của các ông chủ doanh nghiệp.
Họ chờ điều chi? Mòn mỏi chờ đợi khoản vay với mức lãi suất thấp để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh. Đây là trạng thái tâm lý do đã phải đối mặt với khó khăn tài chính quá lâu, sức chịu đựng đã cạn kiệt. Tâm lý chờ đợi và co cụm để phòng thủ đang phủ đầy trên khuôn mặt của các ông chủ.
Để xóa dần tâm lý này, cần có một chính sách tiền tệ mang tính dài hạn: Điều chỉnh giảm với mức giảm lớn của lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay.


Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Trái phiếu chính phủ: Ai mua và để làm chi?

Có thể nói, sau 5 tháng đầu năm 2012 tín dụng có mức tăng trưởng âm. Đây quả là một kết quả mang tính hậu quả của chính sách tiền tệ thắt chặt. Một khi các ngân hàng thương mại dính đòn tâm lý sợ nợ xấu khi cho vay ra thì dòng tiền của nền kinh tế lại chạy loanh quanh giữa các ngân hàng với nhau. Tiền không đi vào sản xuất nên kết quả, tiền tạo ra tiền bởi các công cụ phái sinh của tiền.
Ngoại tệ bị xiết chặt, vàng bị ... cấm huy động, chứng khoán lình xình như người bị trúng gió, huy động tiền trên thị trường 1 bấp bênh, cho vay ra thì sợ...nợ xấu. Cánh cửa còn lại được coi là hầm trú ẩn an toàn của các ngân hàng thương mại là trái phiếu chính phủ.
Một khi trái phiếu được mua và được coi như một tài sản bảo đảm cho các giao dịch vay mượn lẫn nhau giữa các ngân hàng thương mại cũng như giữa ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, hiển nhiên, trái phiếu trở thành tiền tệ. Đây được coi là giải pháp tiền tệ hóa chức năng của trái phiếu chính phủ.
Hầu hết, các tổ chức tín dụng coi trái phiếu như là một tài sản bảo đảm cho thanh khoản. Khi cần, có thể mang lượng trái phiếu nắm giữ để chiết khấu/bán lại với ngân hàng trung ương. Hẳn nhiên, tiền được cung ra cho ngân hàng thương mại qua hoạt động này, do vậy, lượng cung tiền M2 được tăng lên.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Chính sách tài khóa: Định hướng nào cho nền kinh tế

Trước áp lực tổng cầu nền kinh tế giảm bởi chính sách tiền tệ được vận hành bằng biện pháp "hành chính và thủ công"để cắt cơn lạm phát, chính sách tài khóa dường như lạc nhịp.
Chỉ mới tháng 4 và tháng 5, khi hàng loạt doanh nghiệp kêu gào thấu trời vì mần ăn bi đát thì chính sách tài khóa đã bước đầu nới lỏng và dường như nó chưa thể hiện được dấu hiệu của một công cụ đắc lực cho việc kiềm chế lạm phát.
Chính sách tài khóa thể hiện ở mức chi tiêu của chính phủ đối với ngân sách thu được.

Lãi suất: Chỉnh theo lạm phát cơ bản hay CPI

Cuối cùng thì kỳ vọng bao năm nay của nhà điều hành chính sách đã đạt được ước muốn. Lạm phát đã giảm xuống một con số, đạt 8%. Đây là một con số đáng mừng và là thành quả của chính sách vĩ mô trong kiềm chế con bệnh nền kinh tế. Tuy nhiên, kéo theo thành quả này là hậu quả của suy giảm tăng trưởng kinh tế, gần 5 tháng đầu năm 2012, nền kinh tế tăng trưởng chỉ đạt 4%.
Thông thường, có 2 cách đo chỉ số lạm phát của nền kinh tế, gồm CPI chung và core CPI (chỉ số CPI cơ bản/lõi). Core CPI khác CPI chung ở điểm nó đã loại trừ giá của các hàng hóa có tính biến động giá mạnh như năng lượng và thực phẩm.
Thực tế, core CPI dường như có chỉ số thấp hơn CPI chung. Chỉ số CPI được thống kê hàng tháng và nó biến động theo "cơn sóng" của các mặt hàng trong rổ hàng hóa tính giá. Cụ thể, giá dầu thế giới luôn tác động đến giá xăng dầu tại Việt Nam, CPI cứ nhảy nhót lung tung beng lên cả.
Lãi suất ngân hàng nên được áp dụng theo chỉ số CPI cơ bản hay CPI chung?
Để ổn định nền kinh tế trong dài hạn thì nên áp dụng lãi suất kỳ vọng theo CPI cơ bản.
Để "bình định" biến động đột ngột của nền kinh tế thì lãi suất cần áp theo CPI chung.
Tuy nhiên, lãi suất đưa ra chính là kỳ vọng của các nhà làm chính sách trong việc ước lượng mức độ lạm phát và tăng trưởng. Lạm phát và tăng trưởng là bộ đôi song hành, anh em họ hàng với bác lãi suất.


Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

Sự ổn định của nền kinh tế

Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ thắt chặt đã và đang phát huy hiệu quả và cả hậu quả của nó:
Hiệu quả khi kiềm chế được lạm phát và đánh tụt chỉ số làm phát xuống mức kỳ vọng.
Hậu quả là nền kinh tế rơi vào đình đốn thể hiện bởi tổng cầu giảm. Giới doanh nghiệp, buôn bán kêu rầm trời.
Câu hỏi đặt ra: Tổng cầu giảm đến mức nào là vừa cho nền kinh tế? Hay điểm cân bằng nào cho việc kiềm chế lạm phát và tăng trưởng?
Hầu hết các nước đang phát triển, lạm phát bao giờ cũng song hành với tăng trưởng. Tại Việt Nam, căn nguyên của lạm phát vẫn là lượng cung tiền cho nền kinh tế đã quá nhiều trong nhiều năm, do vậy, đẩy tổng cầu kỳ vọng lên cao.
Vậy, lượng cung tiền là bao nhiêu là hợp lý?

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Chuyện đường

Chuyến đi xuyên đêm để về quê đi qua vùng núi phía Tây Quảng Bình lần này quả ... bất ngờ. Đường về, hun hun đêm đen, 3h sáng bắt đầu vào địa phận Quảng Bình, rừng núi thâm u, đèn pha ô tô quét một vệt dài sáng trên nền trời khi xe vút lên đèo. Lên đỉnh đèo U Bò, một mình dừng lại giữa chốn rừng thâm cùng cốc, mon men nhìn về phía đông để tìm ánh sáng vệt lên nền trời của Đồng Hới. Mây mù kín mít, găng kín và vào cả trong xe, ẩm ướt đến lạ.
Xuống đèo, gần Khe Gát thì gặp bạn. Ông bạn làm ở Sở GTVT tỉnh đi cùng anh em công nhân lên để khắc phục sạt lở. Đêm, bập bùng lửa trại, anh em hàn huyên chuyện trên trời dưới bể. Gần sàng, bạn kéo tôi theo con đường mòn ven núi vào bản của nhà dân. Dân bản vẫn chìm trong giấc ngủ. Bạn vào, mấy con cún ăng ẳng kêu, chúng đón bạn như đón một người thân của chúng. Mấy cụ già món mén nhai trầu ban sáng. Bạn chỉ cho tôi mấy đứa trẻ nằm lăn lóc trên sàn nhà, manh áo mỏng tang, không quần. Giữa thâm u rừng núi, đêm xuống khá lạnh nhưng tụi trẻ vẫn ngủ ngon lành trong giá lại, có đứa còn nắm trên tay củ sắn luộc trong khi đó, tôi và bạn còn phải khoác áo ấm.
Trên đường về, cứ miên man hình ảnh đứa trẻ nằm lăn lóc bên góc nhà tay nắm chặt củ sắn. Ước chi, khi rời Hà Nội đã mua thêm ít bánh kẹo cho tụi nhỏ. Sáng ni, bạn gọi điện báo "có thêm một đứa bị bệnh nặng lắm, đưa về Cu Ba (bệnh viện) rồi, chừ không biết ra răng".
Đỉnh U Bò vẫn mang trong nó cả hồn thiêng của núi, ẩn trong lòng núi là linh hồn của những người lính, những thanh niên xung phong; mỗi khúc cua tay áo là cả bao nhọc nhằn của những người lính mở đường. Núi vẫn ôm ấp bao mảnh đời cơ cực, lam lũ và côi cút.
Tôi đi để trở về, nhưng đứa con xa ngái trở về quê hương, vi vút với tốc độ xe hơi nhưng mỗi lần chạm vào mảnh đất quê vẫn miên man nỗi lòng.
Đã bao lần đi xuyên những cánh rừng nhánh đông và tây trường sơn, đi qua đêm trên những dãy núi tây nguyên nhưng mỗi lần về U Bò, vẫn chộn rộn. Mỗi lần qua, đứng trên đỉnh U Bò nhìn về xa xa, vẫn một màu xanh của núi rừng, tiếng thâm u của núi vẫn vọng lại.
Tôi hít một hơi thật sâu, hét lên "Tôi ơi"̉ và núi trả lời "Ơi iiiiiii ơiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii". 






Gấu Nga đầu tư: Quả ngọt của 1 tỷ bảng

9 năm ròng rã, số tiền mà Roman Abramovich đã đầu tư vào Chelsea lên đến 1 tỷ bảng. Ông chủ người Nga đã ném khoản tiền khổng lồ vào đội bóng phía tây thành London. 9 năm, với tham vọng một lần lên đỉnh vinh quang của bóng đã các CLB Châu Âu, Roman đã đến ngày hưởng thành quả. Khoản tiền mang tính đầu tư kiên trì của Roman đúng kiểu kinh doanh của gấu Nga, đã đến - ở rất lâu - khó ra đi.
Giới đầu tư thế giới ít hiểu về văn hóa kinh doanh của người Nga, tôi chẳng có tí chút gì về văn hóa kinh doanh của họ ngoại trừ những "tin vịt" mà những người Việt làm ăn ở Nga đi về kể lại - toàn chuyện lừa đảo và chụp giật. Một số câu chuyện thì đàng hoàng nhưng nó bi thảm lắm.
Cha tôi, lần đầu tiên ông kể về nước Nga - nơi ông đã đi qua - đó là cánh rừng nhuộm sắc vàng của lá, là những ngày đông tuyết trắng muốt lên đến đỉnh đồi, là những miếng bánh mì nguội ngắt của một gia đình người Nga mang tặng. Với ông, nước Nga đầy yêu mến và bình yên.

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2012

Thị trường tiền tệ: Nốt trầm tín dụng

Lịch sử thị trường tiền tệ của Việt Nam đang chứng kiến một nốt trầm của bản giao hưởng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng trong gần 5 tháng đầu năm 2012 đang ở mức âm. Cú sốc này của nền kinh tế tương tự như một vận động viên điền kinh đang chạy nước rút để về đích bỗng đứng khựng lại. Hậu quả là cơn suy tim xuất hiện, máu dồn ứ lên não và dẫn đến sock.
Nền kinh tế đang bị sock do giáng đòn mạnh trong chính sách tiền tệ. Kịch bản của chính sách tiền tệ khá đúng khi kê đơn để điều trị căn bệnh lạm phát của nền kinh tế nhưng đơn thuốc này đang gây ra một số phản ứng phụ.
Kịch bản điều hành kinh tế thông qua chính sách tiền tệ năm 2012 đã được định hình là: Tổng phương tiện thanh toán tăng 14% - 16%, tăng trưởng tín dụng từ 15% - 17%, lạm phát dưới 10%, tăng trưởng kinh tế đạt 6%.
Như vậy, kịch bản đưa ra và các biện pháp thực thi chính sách tín dụng chưa ăn khớp với nhau. Liệu rằng, trong khoảng thời gian còn lại của năm 2012, tăng trưởng tín dụng có được kích lên?
Để đạt được chỉ tiêu như kịch bản đưa ra, có khả năng trong giai đoạn ngắn hạn sắp tới, lượng cung tiền sẽ được bơm ồ ạt nhằm kích thích tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.
Tuy vậy, với tình hình làm ăn bi đát của lực lượng doanh nghiệp trong thời điểm hiện nay, liệu khi van tín dụng được mở ra, doanh nghiệp có đủ sức tiếp nhận vốn. Nền kinh tế đang đi vào giao đoạn ổn định và phục hồi sau cơn bệnh nặng, nếu bơm thêm liều thuốc bổ ồ ạt thì có khả năng cơn bệnh sẽ lại tái phát.
Một nhận định có thể đưa ra là hình như nền kinh tế đang không quá phụ thuộc vào lượng cung tiền của chính sách tiền tệ hay nhu cầu tín dụng của nền kinh tế không quá phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng thương mại.
Để minh chứng điều này, nhiều doanh nghiệp đã cho rằng, giờ vay được cũng chẳng biết để làm gì, đầu tư vào đâu cũng thấy cầu giảm mạnh. Tại sao vậy?
Xem lại chính sách tài khóa vừa qua, chi tiêu công đã giảm đột ngột kéo theo cầu giảm. Nợ của lĩnh vực tư nhân (khoản vay từ ngân hàng thương mại) hầu hết phục vụ cho cầu của chi tiêu công. Khi cầu giảm, tư nhân hết cửa làm ăn. Nợ ngân hàng tăng cao. Đầu tư tư nhân đang co cụm và phòng thủ.
Khi nền kinh tế không còn quá phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng, doanh nghiệp đã chủ động huy động vốn bằng các hình thức khác. Đặc biệt, hoạt động cổ phần hóa và chuyển thành công ty đại chúng đang diễn ra khá mạnh, tạo ra kênh dẫn vốn về cho nhu cầu tín dụng của doanh nghiệp.
Để kích thích tăng trưởng trong các tháng còn lại, cần khôi phục lại tổng cầu của nền kinh tế: Nới dẫn chi tiêu công, nới cung tín dụng, kiềm chế/kiểm soát giá cả các mặt hàng thiết yếu.
Cần lựa chọn doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu và hàng hóa tiêu dùng cuối cùng nhằm thúc đẩy doanh nghiệp hạ chi phí sản xuất, giảm giá bán, tăng khối lượng bán nhằm tạo nên mặt bằng giá cạnh tranh thấp hơn.
Quan trọng là: Điện, xăng, khí đốt không nhảy múa.


Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Bất động sản, tan băng chưa?

Vẫn chưa có dấu hiệu nào của thị trường thể hiện băng đang dần tan. Đây là ngưỡng tâm lý tiêu dùng sau một giao đoạn ảm đạm của thị trường. Người tiêu dùng bất tin vào giá của thị trường, họ đang chờ giai đoạn giảm giá mạnh hơn.
Các gói kích thích cầu bất động sản đang được mở dần. Mục đích dường như chỉ để cứu mấy ông ngân hàng, bất động sản và các ngành đã ngốn tín dụng lớn. Các ông bất động sản đã vay một đống tiền từ ngân hàng nên chừ mấy chả bể nợ thì ngân hàng cũng toi.
Cái vòng luẫn quẫn của nên kinh tế các nước đang phát triển là vậy: vay nợ - ném vào bất động sản

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2012

HBB - Nỗi đau thâu tóm

Màn trình diễn số liệu nợ xấu của HBB trước thềm bị xóa sổ quả là ... vui. Cổ đông nắm giữ cổ phiếu của HBB dính phen hỏa mù trong đống thông tin từ HBB và SHB cung cấp.
Dẫu có mù mờ đến mấy, cần nhận thấy rằng, có 1 ngân hàng bị nuốt chửng công khai. Từ nay xóa sổ HBB.
Nạn nhân thứ 3 của hoạt động tín dụng không kiểm soát nổi rủi ro thị trường.
Khi mà tính minh bạch của thông tin chưa được quy chuẩn thì việc mua bán cổ phiếu, đầu tư cổ phần vào một doanh nghiệp quả là ... bất an.

Chông chênh

Từ ngày mẹ mất, cứ mỗi sáng sớm mai tôi lại sợ cảm giác cuộc gọi của chị gái ở quê. Tôi sợ lắm khi tên người gọi là chị cả bởi ám ảnh cuộc gọi của chị khi chị gọi báo mẹ mất.


Sáng nào đi làm, cảm giác chông chênh vẫn nguyên vẹn trong tôi. Tôi nhớ mẹ, thường mơ thấy hình ảnh của mẹ. Đêm qua, tôi mơ thấy đám tang tiễn đưa mẹ ra đồi, nấm mộ giữa triền cát mênh mông, hun hút nắng và gió.

‘Gia tài của mẹ là con

Dẫu cho đi hết nước non bến bờ”

Những giấc mơ của tôi như muốn níu thời gian quay lại, thời gian của tuổi thơ tôi, thời gian của tần tảo của mẹ, của mảnh vườn, luống rau, đám ruộng.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2012

Đã nới tín dụng, ai vay?

Thực chất của CPI tháng 4/2012 giảm không hẳn do lạm phát giảm mà, theo nhiều nhà phân tích, CPI do sức mua của người tiêu dùng đã cạn kiệt.
Sức mua tác động lên tổng cầu của nền kinh tế. Khi sức mua giảm kéo theo tổng cầu giảm nên CPI cũng tự nó .. tụt. Chả cần làm gì thì nó cũng tụt.
Về cơ bản, tổng cầu là nhu cầu (có khả năng tài chính để thanh toán) của toàn bộ nền kinh tế đối với hàng hóa cuối cùng. Nhu cầu của tổng cầu gồm nhu cầu trong nước và nhu cầu ngoài nước.
Nhu cầu nội địa bao gồm đầu tư của doanh nghiệp, tiêu dùng cá nhân, chi tiêu ròng của chính phủ.
Nhu cầu nước ngoài là nhu cầu xuất khẩu trừ đi nhập khẩu - xuất siêu hoặc nhập siêu.
Tổng cầu giảm sẽ xuất hiện giảm phát. Giảm phát sẽ gây nên tình trạng đình đốn hoặc suy thoái kinh tế.
Suy thoái hay đình đốn, nói chung, là căn bệnh khó chữa hơn lạm phát. Lạm phát có thể được nhanh chóng điều chỉnh bởi lượng cung tiền nhưng đình đốn, đơn thuốc nới lỏng định lượng chưa chắc cắt cơn.


Xem các báo cáo của các ngành, các hiệp hội doanh nghiệp, các hiệp hội nghề, hầu hết đều có một đề xuất chung chung “ngân hàng xem xét giảm lãi suất cho vay” hoặc “đề nghị chính phủ, ngân hàng nhà nước áp trần lãi suất cho vay giảm xuống để cho vay doanh nghiệp”.

Thông tin báo chí gần đây cũng đã đưa tin về việc hàng chục nghìn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, đình đốn sản xuất, người lao động thiếu việc làm và nền kinh tế trở nên … đình lạm.
Tình hình chung của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Việt Nam trong hiện nay là lỗ. Lỗ chứ chưa đến mức phá sản. Tại sao lỗ?
1. Chi phí lãi ngân hàng:
Nguồn vốn cung cấp doanh nghiệp phụ thuộc vào tín dụng từ ngân hàng thương mại. Khi chính sách thắt chặt tiền tệ được thực thi, lãi suất tín dụng đẩy lên cao làm cho chi phí lãi suất của doanh nghiệp tăng lên. Đây quả là một gánh nặng tài chính của doanh nghiệp. Khoản chi phí này cứ như nợ đời vậy. Khổ.
Một khi thị trường/sức cầu giảm do lạm phát tăng thì không bán được hàng, doanh thu giảm nên lợi nhuận cũng đi tong. Vì vậy, lãi cứ đè lên đầu. Đến một ngày đẹp giời, không tiền trả nợ, thế là kêu phá sản. Còn lâu mới phá sản, để phát sản được, khó lắm.
2. Chi phí hoạt động của doanh nghiệp
Chi phí này tỷ như khấu hao, tiền lương tiền công, mua sắm thiết bị văn phòng, sửa chửa máy móc thiết bị, khuyến mãi quảng cáo, truyền thông, nộp thuế, phí và lệ phí…
Ngay cả các chi phí này, SME cũng có thể vay ngân hàng để thanh toán.

Tựu chung, nguồn cơn của việc SME đang kêu gào thảm thiết về lỗ, phá sản, ngừng hoạt động chính là "khủng hoảng tài chính" của chính doanh nghiệp. Trong cơn bĩ cực này, doanh nghiệp có vay thì cũng chỉ muốn đảo nợ, cơ cấu lại nợ, hoãn/dãn lịch nợ đối với ngân hàng.

Tổng cầu đã giảm, sức mua của thị trường đang rơi vào tình trạng "mong muốn", chưa thành cầu rõ rệt.
Lúc này, tổng đầu tư của lĩnh vực tư nhân đang co cụm, chờ thời, không dám manh động đầu tư vì sợ rủi ro lãi suất.
Đầu tư công thì đang chững lại. Chính sự phối hợp nhịp nhàng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã liều thuốc đắng để cắt cơn lạm phát. Lượng cung tiền đột ngột giảm đã làm cho tổng cầu hụt hẫng. Đơn thuốc này đã làm được một việc lớn và chính đáng chính là ổn định lạm phát nhưng đã tác động đến tăng trưởng của nền kinh tế trong ngắn hạn. Cung cầu nó song hành với nhau nên khi tổng cầu giảm thì tổng cung cũng chững lại.

Tuy nhiên, như trên đã trình bày, tổng cầu bỗng dưng tụt giảm mạnh là cho tổng cung rơi vào dư thừa (biểu hiện bởi dấu hiệu hàng tồn kho). Thực chất tăng trưởng giảm do tổng cầu giảm chứ chưa phải do tổng cung đình đốn và đổ vỡ.
Doanh nghiệp kêu gào thảm thiết bởi không bán được hàng mà thôi. Nếu vẫn bán được thì vẫn vay, vẫn sản xuất, cung cấp hàng hóa.

Vậy, doanh nghiệp kêu thảm thì có nên cứu không?
Câu trả lời là KHÔNG và CÓ:
KHÔNG: Mỗi căn bệnh đều có nguyên do của nó. Căn bệnh trầm kha về lạm phát đã nổi tiếng thế giới có gốc rễ là lượng cung tiền quá lớn nên đẩy tổng cầu danh nghĩa tăng lên cao. Tăng trưởng của nền kinh tế tỷ như người bệnh mới chớm khỏi bệnh đã dí cho liều thuốc bổ cực cao. Cứ tưởng khỏe mạnh, đẹp hồng hào vậy nhưng chỉ cần vận động tí, thời tiết thay đổi tẹo, hoặc có đứa nó hẩy chút xíu là lăn quay ngay.
Để chửa lạm phát thì lượng cung tiền buộc phải giảm. Tăng trưởng giảm tóe loe. Thuốc đắng thì mới giã tật, cắt làm phát thì buộc giảm tăng trưởng. Do vậy, doanh nghiệp gào lên vì phá sản, lỗ, thiếu việc làm là BÌNH THƯỜNG.
Giai đoạn hiện nay, nếu kích cầu trở lại bằng tăng cung tiền, tăng chi tiêu công thì nguy cơ lạm phát lại quay trở lại. Nếu kích cầu, lạm phát mới có chút giảm đã làm nó chững lại, nó thiết lập một mức giá mới và cứ như vậy đều đều tăng lên. Lại lạm phát.
Cắt lạm phát là buộc nó dừng lại, giảm xuống để thiết lập một mức giá thấp hơn. Khi mức giá thấp hơn, cầu mới có thể manh nha hình thành.
CÓ: Nên cứu những doanh nghiệp sản xuất hàng hóa cuối cùng, hàng hóa có tình chất thiết yếu đáp ứng nhu cầu sống hàng ngày của người dân. Chú ném xèng vào bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ, nhập khẩu hàng xa xỉ thì .... lại chết có ngày.

Doanh nghiệp kêu là chuyện BÌNH THƯỜNG. Cái xứ mình nó vậy, khi sướng chả thấy kêu, chả thấy chia cho ai, khi khổ tí chút lại réo um lên, kêu gào thảm lắm.
Thị trường nào cũng có sự đào thải, anh làm kém thì anh chết. Chỉ có thể cứu doanh nghiệp khi trong tình hình lạm phát vẫn ổn định, lãi suất vay hợp lý, chi phí đẩy thấp.







Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012

Ngậm ngùi hương bưởi tháng 3

Hồi tôi còn bé chứng lớp 7, lớp 8, bố mang về mấy cây bưởi bé tẹo đem trồng giữa vườn. Tôi hỏi bố:
- Cây này để làm chi rứa bố.
- Ừm, trồng bưởi để ăn quả và sau ni các con lớn lên, các con luôn vấn vương quê nhà.
Bé tí, tôi chỉ hiểu được ý ăn quả của bố, tôi lanh chanh:
- Khi có quả, bố dành cho con quả to nhất he?
Cây bưởi lớn lên cùng tôi với những ngày hè oi nồng, với màn mưa giăng mắc của mùa đông. Tôi lớn dần lên, thấy mẹ lụi cụi nhặt hoa bưởi, phơi khô rồi đem nấu nước để gội đầu. Thi thoảng, mẹ nấu nồi nước tắm hoa bưởi tắm cho anh em chúng tôi. Mỗi lần mẹ gội đầu bằng nước hoa bưởi, cả nhà được ngửi hương bưởi nồng nàn từ tóc mẹ. Mấy chị em chúng tôi còn dành nhau nằm ngủ với mẹ để được ngửi mùi hương hoa bưởi, cái gường bé tí nhưng nhồi đến bốn năm đứa con, mẹ nằm giữa kể chuyện làng quê.
Cứ đến tháng 3 hàng năm, dù đi xa ở đâu, tôi vẫn vấn vương hình ảnh mẹ lụi cụi nhặt từng bông hoa bưởi dưới cái nắng đã bắt đầu hầm hập của gió lào. Có hôm, mẹ dậy từ sớm, lấy mấy tấm cót lót dưới gốc bưởi, chờ cho những cơn gió ban mai rung nhẹ cành lá. Chỉ một cơn gió thoảng thôi, cơ man nào là cánh hoa bưởi trắng muốt rơi đầy gốc. Mẹ bảo, làm vậy để lấy hương bưởi ướp với mía.
Tháng 3 về, khi ánh nắng bắt đầu luồn qua màn sương giăng mắc trong sáng sớm, khi đêm về êm đềm, hoa bưởi lại tỏa hương nồng nàn, len lỏi vào tận sâu trong lồng ngực qua từng hơi thở. Mùi hương thoảng bay trong gió, nhẹ nhàng, mỏng manh là vậy nhưng sẽ níu chân nhưng ai đi qua.
Mẹ đi rồi, bố vẫn giữ thói quen nhặt từng cánh hoa bưởi vào sáng sớm. Sáng qua, bố gọi điện bảo, năm ni hoa bưởi to lắm, cánh hoa trắng muốt. Mẹ con chắc vui lắm.
Tôi lớn lên, chưa kịp cảm nhận được hương nồng nàn của hoa bưởi thì lại đã thấy ngậm ngùi. Mẹ mất, cánh hoa bưởi trắng muốt như vành khăn trắng trên đầu. Đứa cháu đích tôn thi thoảng vẫn gọi điện hỏi tôi "Khi mô mệ về rứa chú?"
Tôi chợt nhớ lời bố ngày tôi còn bé: trồng bưởi để con thấy vấn vương quê nhà.



Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Phép thử tháng 3

Trung tuần tháng 3, NHNN đã nã mấy phát đại bác vào thị trường ngân hàng. Mấu chốt của vấn đề vẫn là lãi suất cho vay của các NHTM đang dần được giải quyết.
Phát súng đầu tiên là quy định trần lãi huy động xuống 1%, còn 13%/năm. Tuy nhiên, NHNN vẫn chơi cơ chế đường thẳng lãi suất chứ không chơi kiểu đường con lãi suất.
Quả này, các ngân hàng nhỏ, nhóm 3, 4 càng huy động càng khổ.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

Giấc mơ ngân hàng

Tôi bỗng dưng mơ màng nghĩ: Một ngày đẹp trời, NHNN bỏ trần lãi suất huy động và áp trần lãi suất cho vay.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Quê hương

Tôi viết bài này vào ngày đầu tiên đi làm của năm mới Nhâm Thìn, khi ngồi ở Hà Nội mà tâm trí tôi cứ dáo dác chộn rộn nhớ về quê.
Quê hương, hồi còn là sinh viên, mấy đứa bạn hỏi: quê mày có gì đẹp. Tôi đáp, chả có chi, đẹp hết. Lớn lên rồi, chẳng thấy quê mình đẹp chi cả, thiệt. Nhưng chợt thấy lòng mình yên lành khi nhớ về quê.
Quê hương, cát nhiều chi lạ. Cát triền miên từ bờ biển cho đến bờ sông, từ con đường làng cho đến sân nhà. Mỗi lần về quê, áo quần vận thêm cát. Mà lạ, cát cứ trắng mênh mang, mỗi khi có mưa giông, cát chảy thành dòng. Cát in dấu trong tâm trí tôi ngay cả khi chào đời vì mẹ tôi sinh tôi ra trên triền cát.
Quê hương, gió Lào hun hút, khô nồng và đượm mùi mặn mòi của biển mỗi khi gió nồm. Biển vẫn cồn cào quanh năm, vẫn ru rặng phi lao đầu bãi những bài tình ca. Tuổi thơ tôi đượm những giấc mơ trưa dưới rặng phi lao rì rào gió.
Quê hương, là Mẹ. Mẹ cho tôi tất cả tình yêu thương của mẹ. Mẹ mất rồi, gia tài để lại cho tôi là tình yêu thương và nỗi nhớ nhung vô hạn. Trong tôi, mẹ là hình ảnh tất tảo, là dáng mẹ ngồi xắt rau heo bên giếng, là dáng mẹ đánh luống khoai bên vườn. Quê hương là Mẹ, nơi mỗi khi mẹ đi về là tiếng heo kêu, tiếng gà tục tác, là tiếng ăng ẳng của lũ chó.
Quê hương, là Bố. Là tiếng búa gõ vào chiếc đe khi bố đang tán lại chiếc nồi gang bị thủng. Quê hương, là tiếng bửa củi mỗi sáng sớm mùa hạ. Bố, những ngày đi biền biệt để lại mẹ con với làng quê, để rồi, khi bố trở về, bố mang về cả cảnh thâm u của núi rừng Trường Sơn, tiếng đì đúng súng nổ của chiến trường Nam Lào, là những câu chuyện rùng rợn về cảnh tang thương của chiến tranh.
Quê hương, nơi mỗi lần trở về, mấy người hàng xóm lại hỏi “Cu về lúc mô rứa, ăn chi chưa?”. Quê hương, mỗi khi về rồi đi, chị cả lại hỏi “Khi mô về lại” với ngân ngấn nước mắt.
Quê hương, là mỗi khi gặp bạn cũ, bạn lại nhắc “Mi ở ngoài nớ nhậu mần chi cho buồn, về đây nhậu tít mù luôn đi”.
Mỗi lần về quê hay mỗi lần đi xa, tôi cảm thấy lòng mình thuộc về nơi ấy, nơi quê nhà đang có những niềm yêu thương vô tận dành cho tôi.

Tết đầu vắng mẹ

Càng gần đến ngày tết, tôi càng cảm nhận về hơi ấm của mẹ truyền lại trong những ngày gần tết. Nhà ai dáng mẹ tất tảo đi về lo toan cho ngày tết cả gia đình. Ngày trước còn mẹ, những ngày gần tết mẹ thường gọi điện hỏi đã mua sắm đủ lễ cúng năm mới chưa, mua hoa chưa, lau dọn nhà chưa .... Việc gì mẹ cũng hỏi.
Năm nay, tết vẫn vậy, cây hoa đào trước nhà đơm bông nhưng có vẻ nhạt màu, gốc mai vàng bên nhà không trổ hoa, nồi bánh chưng thiếu đi vị mặn mòi.
Tết về quê, nhìn di ảnh của mẹ chợt miên man buồn, nổi nhớ mẹ khôn nguôi. Mẹ đi rồi, căn nhà thêm trống vắng, căn bếp dường như thiếu hơi ấm của mẹ. Con cún ngồi co ro ư ử chứ không chạy lăng quăng quanh chân như bao năm.
Tết về, bố lặng lẽ. Ông căm cụi lau dọn bát hương bàn thờ tổ tiên ông bà, mẹ. Nén hương chắp tay vái quá đầu như đè nặng lên vai bố. Bố trở nên lặng lẽ, đôi mắt u buồn và dáng vẻ mệt mỏi.
Con về, bố vui lên một chút nhưng rồi niềm vui chẳng kéo dài, những giọt nước mắt xót thương lại lăn dài trên khóe mắt. Tết này, bố một mình. Bố vẫn kể cho con nghe câu chuyện về những giấc mơ có mẹ trò chuyện cùng bố.

Mẹ ơi, vắng mẹ rồi đâu còn mùa xuân giăng mắc mưa phùn.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

Nước mắt mệ ngoại

Tôi vội vã trở về miền quê yêu dấu nơi có dòng tộc, họ hàng thân thích nội ngoại. Chuyến đi về quê nội cùng bố vợ mang lại cảm giác miên man khi chợt nhận ra, trong khoảng khắc chờ đón tết, ai cũng tất bật, lo toan nhưng việc quan trọng nhất vẫn là lễ tảo mộ. Quê tôi, cứ đến ngày tiễn ông táo lên trời là con cháu lại tụ tập đông đủ để xủi mả. Mồ mả, nhà thờ họ được quét dọn sạch sẽ để tưởng nhớ công ơn sinh thành của các bậc tiền nhân.

Trở về quê ngoại sau gần 4 năm chưa về, mệ ngoại đã 90 tuổi, vẫn nhớ đứa cháu ở xa thích món cá kho niêu đất, mệ bảo “Mi về răng không nói trước để mệ nấu”. Tuổi thơ tôi gắn liền với niêu cá kho của mệ. Cái thời nghèo khó vẫn đeo đẳng trong những giấc mơ của tôi. Hình ảnh vẫn còn trong tâm trí của tôi là bóng dáng mệ xách chiếc làn đi chợ về, tất tảo và vội vàng. Mệ lúc nào cũng vậy, lo cho chồng, cho cháu trước khi lo cho mình.

Tôi về, mệ khóc, những giọt nước mắt cạn khô từ khóe mắt, lăn dài trên gò má nhăn nheo, cằn khô của thời gian. Mệ bảo “Mẹ bây mất rồi, bố con bây xoay xở răng được, mệ mần mấy món đây rồi, bây đem vô mà ăn tết”.

Ngày mẹ còn sống, năm nào mẹ cũng về quê dịp gần tết. Bà là con gái cả nên lo toan cho ông, mệ luôn có một cái tết đầy đủ. Mỗi lần về, mẹ lại dắt chúng tôi đi thăm họ hàng, thắp hương cho mộ tổ, nhà thờ họ. Mẹ như thuộc lòng các con ngõ, đường ruộng.

Mệ ngoại bây giờ không phải là mẹ đẻ của mẹ tôi nhưng mệ đã nuôi mẹ tôi lớn khôn từ những đám ruộng, những luống khoai, vườn rau, từ làn khói bếp ban chiều, từ tiếng ì oạp nước lên của sông Gianh. Ngày dì tôi mất, mệ đớn đau nhìn số phận của con gái. Ngày mẹ tôi mất, mệ gục đầu bên bàn thờ tổ tiên khấn lạy vong linh bề trên xin được đi thay con gái. Có nổi đau nào tột cùng hơn nổi đau của người tóc bạc đưa tiễn người tóc xanh.

Gặp lại mệ ngoại, tôi chợt thoáng thấy bóng dáng mẹ tất tảo chợ về, khói bếp lại nhẹ nhàng luồn qua mái tranh vấn vương trên mái nhà.

Quê ngoại đó, mệ đây nhưng khói bếp đã nhạt nhòa. Mệ còn là còn cả miền quê ngoại trong tôi, còn cả tình yêu thương và man mác buồn tiếng bìm bịp kêu ngoài bờ sông đầy gió.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Gia tài của mẹ

Gia tài của mẹ là con
Mẹ cho con niềm yêu thương và nhớ mong mỗi khi nhớ đến mẹ.